Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Kết quả triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
Ngày cập nhật 18/11/2023

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI

1. Đặc điểm tình hình

Dương Hòa là một xã vùng núi của thị xã Hương Thủy cách trung tâm thành phố Huế khoảng 22km nằm ở thượng nguồn sông Hương và được thành lập vào năm 1981, phía Bắc giáp xã Thủy Bằng, phía Đông giáp xã Phú Sơn, phía Nam giáp huyện Nam Đông, phía Tây giáp xã Bình Thành.Diện tích tự nhiên 26.171,92 ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp thuận lợi cho việc trồng rừng kinh tế, các loại cây ăn quả, chăn nuôi và phát triển các loại hình du lịch cộng đồng. Hiện nay, trên địa bàn xã có 05 thôn, 580 hộ với 2.115 khẩu. Cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường trạm được đầu tư khá đồng bộ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế, văn hóa tinh thần của người dân, luôn được nhân dân đồng tình ủng hộ;

Là xã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, đặc biệt là một trong hai xã của Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ công nhận xã An toàn khu cuối năm 2017. Lịch sử của Chiến khu Dương Hòa là lịch sử của những chiến công oanh liệt, gắn liền với lịch sử truyền thống hào hùng của Đảng bộ và quân dân Thừa Thiên. Được sư quan tâm các cấp, đưa công an xã chính quy về làm việc tại xã 06 đồng chí vào tháng 5 năm 2018 đã tạo điều kiện thuận tiện cho công tác thao mưu địa phương thực hiện tốt Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn.

2. Công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện

Ngay sau khi nhận được Quyết định số 926/QĐ-TTg ngàỵ 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ vê phê duyệt Chương trình nâng cao chât lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình) và Kế hoạch số 443/KH-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Uỷ ban nhân dân xã đã chỉ đạo Công an xã than mưu Đảng uỷ, UBND xã xây dựng Kế hoạch số 55b ngày 20 tháng 12 năm 2022 về việc triển khai thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, cụ thể hoá các nội dung để chỉ đạo, điều hành các nội dung tại Kế hoạch số 443/KH-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với tình hình thực tế tại đại phương nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia; có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng Công an với các ban, ngành, đoàn thể, trong đó Công an là lực lượng nòng cốt.  

Qua đó, thể hiện việc thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới gắn với việc xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh; xây dựng lực lượng Công an xã, Dân quân tự vệ, Dân phòng, Bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, góp phần đảm bảo ANTT tại địa phương thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

II. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Kết quả rà soát công tác xây dựng nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã

Thực hiện Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025. Qua tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao của xã cụ thể như sau:

1.1. Kết quả rà soát, đánh giá các tiêu chí về nông thôn mới: Qua rà soát, đối chiếu Phụ lục 01 tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Xã đạt 16/19 tiêu chí, còn lại 03 tiêu chí chưa đạt. (Có Phụ lục 01 kèm theo).

Đối với Tiêu chí số 19: Quốc phòng và An ninh có 02 chỉ tiêu: Xã Đạt.

19.1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quân sự, quốc phòng. Đạt.

19.2. Không có hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp luật; không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội đặc biệt nghiêm trọng hoặc phạm các tội về xâm hại trẻ em; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc,…) và tai nạn giao thông, cháy, nổ được kiềm chế, giảm so với năm trước; có một trong các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

1.2. Kết quả rà soát, đánh giá các tiêu chí nông thôn mới nâng cao: Qua rà soát, đối chiếu Phụ lục 02 thuộc Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, xã đạt 12/19 tiêu chí, còn lại 07 tiêu chí chưa đạt cần tập trung đầu tư, cụ thể: (Có Phụ lục 02 kèm theo)

Đối với Tiêu chí số 19: Quốc phòng và An ninh có 02 chỉ tiêu: Xã Đạt.

19.1. Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ huy quân sự xã và lực lượng dân quân. Đạt.

19.2. Không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội nghiêm trọng trở lên hoặc gây tai nạn (giao thông, cháy, nổ) nghiêm trọng trở lên; có mô hình camera an ninh và các mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả. Đạt.

2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu cụ thể trên địa bàn xã

2.1. Tập trung đấu tranh, ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn. Kiềm chế và kéo giảm các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và vi phạm pháp luật khác về an ninh, trật tự so với năm trước, kéo giảm ít nhất 05% số vụ phạm tội về trật tự xã hội so với thống kê năm 2022. Đạt.

2.2. Năm 2023, giữ vững chỉ tiêu về an ninh, trật tự đối với xã đã được công nhận nông thôn mới 2015, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Đạt.

2.3. Năm 2023, phấn đấu duy trì đạt chỉ tiêu 19.2 của Tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh theo quyết định số 2265/QĐ-ƯBND ngày 19/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đạt.

2.4. Phấn đấu hoàn thành các nội dung chỉ tiêu 19.2 của Tiêu chí số 19 về Quốc phòng và An ninh trật tự theo Quyết định số 2265/QĐ-ƯBND ngày 19/9/2022 của UBND tỉnh để sớm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024. Đạt.

3. Kết quả triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch số 443/KH-UBND ngày 02 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới

Trong năm 2023 Công an xã tổ chức tuyên truyền 05 buổi tại 05 thôn về công tác PCCC tại khu dân cư với 538 người tham gia. Phối hợp Công an thị xã tuyên tuyền pháp luật tại Nhà Văn hoá xã 01 lượt với 70 cán bộ, hội viên các hội tham gia. Phối hợp bộ phận VHTT xã tuyên tuyền 51 lượt về công tác phòng ngừa tội phạm, trộm cắp tài sản qua hệ thống loa truyền thanh xã. Đăng 30 lượt tin bài tuyên truyền phòng chống tội phạm, PCCC, TTATGT qua Facebook, nhóm Zalo…

Hằng năm, Công an xã tham mưu kịp thời, tuyên truyền 01 lượt về chủ trương, chính sách, quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới đến toàn thể hệ thống chính trị cơ sở và mọi tầng lớp Nhân dân nhằm tạo sự chuyển biến tích cực từ nhận thức đến hành động trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, để từ đó người dân tự nguyện, tự giác, tích cực tham gia bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới.

Nội dung tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ vận dụng, phù hợp với từng đối tượng, từng khu vực, địa bàn dân cư; hướng tới những nội dung sinh động, hấp dẫn. Qua đó, phát hiện và kịp thời khen thưởng gương người tốt, việc tốt, những mô hình hoạt động thường xuyên, hiệu quả, điển hình tiên tiến tích cực tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn.

Kết quả công tác đấu tranh, phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội ở địa bàn nông thôn của lực lượng Công an nhân dân tổ chức tấn áp 05 tội phạm.

Tổ chức tuyên truyền 120 lượt thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, intemet và các nền tảng mạng xã hội, trong đó tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chú trọng chuyển hướng từ thông tin một chiều, định hướng từ trên xuống dưới sang thông tin hai chiều, tăng cường đối thoại, tương tác với Nhân dân, lắng nghe thông tin từ thực tiễn cơ sở để phản ánh chính thống, trung thực, định hướng dư luận xã hội trong đấu tranh, phòng, chống có hiệu quả các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch về những thành quả trong xây dựng nông thôn mới;

Lực lượng Công an xã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực, chú động phối họp với các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể xã hội trong công tác tuyên truyền; lồng ghép nội dung tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

3.2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm an ninh chính trị ở địa bàn nông thôn

UBND xã đã tập trung chỉ đạo Công an, Quân sự làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình địa bàn, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những dấu hiệu phức tạp, âm mưu, hoạt động của các thê lực thù địch lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyên, những vấn đê xã hội đang quan tâm để xuyên tạc, nhằm kích động biểu tình, gây rối, chống phá cách mạng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, hoạt động bình thường của các cơ quan Nhà nước. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhât là trong công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị cử tri, công tác tiếp công dân. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm minh những đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá Đảng, Nhà nước, chống người thi hành công vụ để làm gương, răn đe. Lực lượng Công an chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền cơ sở chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tập trung giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện theo đúng chú trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên cơ sở vận dụng linh hoạt, sáng tạo phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng vụ việc; có phương án giải quyết, xử lý kịp thời và hiệu quả những vấn đề phức tạp nảy sinh ngay từ đầu, từ nơi xuất phát và ngay tại cơ sở; làm tốt công tác vận động quần chúng, tranh thủ người có uy tín, thực hiện tiếp xúc, đối thoại với người dân, không để phát sinh, hình thành các “điểm nóng” gây bức xúc trong trong dư luận xã hội ngay từ cơ sở. Công tác an ninh tôn giáo trên địa bàn đảm bảo, không có dấu hiệu gì nổi lên. Củng cố lực lượng làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng yêư cầu nhiệm vụ trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn.

Trong những năm qua, trên địa bàn xã không có khiếu kiện đông người kéo dài trái pháp. Tổ chức tiếp nhận và giải quyết dứt điểm 36 đơn (tranh chấp 06 đơn, kiến nghị 30 đơn). Trong đó : Năm 2021 tiếp nhận tiếp nhận tại xã 12 đơn (tranh chấp 02 đơn, kiến nghị 10 đơn); không có đơn tiếp nhận từ cấp trên chuyển về. Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết: 12 đơn (tranh chấp 02 đơn, kiến nghị 10 đơn). Năm 2022 tiếp nhận 06 đơn (kiến nghị 03 đơn, đơn tiếp nhận từ cấp trên chuyển về 03). Trong đó, đơn tiếp nhận tại xã 03 đơn (kiến nghị 03 đơn); đơn tiếp nhận từ cấp trên chuyển về: 03 đơn (kiến nghị 03 đơn). Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết: 06 đơn (kiến nghị 06 đơn). Năm 2023 tiếp nhận 05 đơn (kiến nghị 05 đơn kiến nghị).

Chỉ đạo thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh kinh tế ở địa bàn nông thôn, tổ chức rà soát những bất cập trong thực hiện cơ chế, chính sách liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tiếp tục triển khai đồng bộ, có hiệu quả các mặt công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng An ninh kinh tế; tổ chức cử trên 50 lượt cán bộ tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng An ninh kinh tế theo kế hoạch của Công an tỉnh và công an thị xã mở; nâng cao chất lượng công tác nắm tình hình, từ đó tham mưu cho Đảng, Nhà nước, các bộ ngành và chính quyền địa phương giải quyết có hiệu quả những vấn đề phức tạp liên quan nông nghiệp, nông dân, nông thôn, không để hình thành “điểm nóng”, phức tạp vê an ninh, trật tự; thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo an ninh kinh tế, làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế, nhất là các hành vi tham nhũng, tiêu cực liên quan thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở địa phương, các vấn đề nhạy cảm liên quan đến đất đai, xây dựng cơ bản, quy hoạch và quản lý quy hoạch, môi trường, khai thác tài nguyên khoáng sản, vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuât và kinh doanh vật tư nông nghiệp….

3.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn nông thôn

Chỉ đạo Công an xã, lực lượng công an viên các thôn chủ động nắm chắc tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm và tệ nạn xã hội tại địa bàn nông thôn theo đúng phân công, phân nhiệm. Kịp thời phát hiện nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, tệ nạn xã hội, những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý điều hành, tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách để chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền có biện pháp kịp thời chấn chỉnh, khắc phục; đồng thời tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa xã hội ở địa bàn nông thôn.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trên các lĩnh vực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đăng ký, quản lý cư trú; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự; chủ động phòng ngừa và đấu tranh với các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn nông thôn.

Quản lý chặt địa bàn, quản lý đối tượng, kịp thời phát hiện những đối tượng có điều kiện, khả năng phạm tội, đang có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội để có biện pháp quản lý; tổ chức mời giáo dục, răn đe 36 lượt/75 đối tượng không để đối tượng thực hiện hành vi phạm tội. Phối hợp các đoàn thể tổ chức vận động Nhân dân châp hành pháp luật, tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, tham gia quản lý, giáo dục người lầm lỗi tại địa bàn nông thôn.

Trong 3 năm đã tổ chức mở 03 đợt cao điểm tấn công, trấn áp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, môi trường ở địa bàn nông thôn. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động điều tra, xử lý tội phạm, chấp hành pháp luật, tuân thủ quy trình, quy định trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố, công tác bắt, giam, giữ, điều tra, xử lý tội phạm, không để xảy ra oan, sai trong hoạt động điều tra.

3.4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn nông thôn

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và Bộ Công an về công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, trọng tâm là Kết luận số 44-KL/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới”. Kiện toàn và thành lập lực lượng bán chuyên trách công an viên 05 người ở 5 thôn góp phần trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tồ quốc vững mạnh; thành lập 5 Đội dân phòng tại 5 thôn và cho hưởng chế độ theo quy định; thành lập 01 Tổ tự quản đảm bảo an ninh trật tự; đã đầu tư trang bị, đào tạo cho các lực lượng này đủ khả năng làm nòng cốt trong tham mưu, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa bàn miền núi.

Đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn trong tình hình mới và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa bàn.

Công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình, điến hình tiên tiến về bảo đảm an ninh, trật tự, gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong xây dựng nông thôn mới theo hướng Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải” ngay từ cơ sở; lựa chọn, xây dựng, bồi dưỡng những người có uy tín, nhiệt tình, trách nhiệm, có sức khỏe để làm hạt nhân, nòng cốt cho công tác xây dựng mô hình, nhân điển hình tiên tiến. Nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác xây dựng mô hình, bổ sung nhiệm vụ, nội dung hoạt động, kinh phí hỗ trợ ra mắt, sơ kết, nhân rộng mô hình; chính sách đối với người dân bị thương, hy sinh, bị thiệt hại về tài sản trong khi tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Hằng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả công tác xây dụng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đồng thồi kịp thời động viên, khen thưởng 30 cá nhân và 06 tập thể có thành tích xuất sẳc trong công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, nhất là trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự góp phần xây dựng nông thôn mới.

3.5. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng lực lượng Công an xã chính quy đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mi

Thực hiện nghiêm túc Nghị định 42/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ quy định việc xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy. Địa phương đã tổ chức tiếp nhận 06 đồng chí Công an chính quy từ năm 2018, Từ đó, Công an xã đã chủ động nghiên cứu, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành văn bản tạo hành lang pháp lý vững chắc trong tố chức và hoạt động của Công an xã chính quy. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Công an xã chính quy, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm.

Tạo điều kiện cho lực lượng Công an xã, Công an viên tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn cũng như khả năng vận động Nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho lực lượng Công an xã để đạt các tiêu chí, chỉ tiêu về an ninh, trật tự theo Hướng dẫn số 06/HD-BCA-V05 ngày 29/3/2022 của Bộ Công an. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Công an xã bán chuyên trách tiếp tục được sử dụng tham gia bảo đảm an ninh, trật tự ở cơ sở, làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần vào thực hiện mục tiêu xã đạt các tiêu chí, chỉ tiêu về an ninh, trật tự trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

3.6. Tăng cường củng cố mối quan hệ phối họp trong việc bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn

Chỉ đạo Công an xã, BCH Quân sự xã thực hiện công tác phối hợp chặt chẻ theo Nghị định 03/2019 về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhiệm vụ quân sự quốc phòng ở cơ sở; phối hợp với lực Kiểm lâm bảo vệ và phòng, chống cháy rừng, tài nguyên rừng; bảo vệ môi trường sinh thái.

Phối hợp các cơ quan Viện Kiểm sát, Hạt Kiểm lâm thị xã tiến hành tố tụng, đảm bảo hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhanh chóng, chính xác, tuân thủ pháp luật, phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh, phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương trong xây dựng nông thôn mới.

Công an xã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhằm huy động sức mạnh tống hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành, tồ chức, đoàn thể xã hội, các trường học xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và gắn với thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Chủ động phối hợp rà soát, đánh giá kết quả phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự ở địa bàn nông thôn giữa các lực lượng có liên quan Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Thuỷ, Ban quản lý Hồ Tả Trạch, Công ty Cổ phẩn Thuỷ điện Bitexco Tả Trạch…trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các chương trình, quy chế phối hợp phù hợp với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý để công tác phối hợp đạt hiệu quả.

Tóm lại: Sau 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhận thức về vai trò, vị trí của chương trình xây dựng nông thôn mới, huy động cả hệ thống chính trị thực hiện; định hướng nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát triển toàn diện theo hướng hiện đại; hoàn thành cơ bản về chương trình, chính sách, bộ máy và cách thức vận hành bước đầu có hiệu quả rõ nét; đồng thời đã huy động các nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới và các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn đảm bảo an ninh an toàn nông thôn; khoa học, công nghệ được áp dụng rộng rãi trong sản xuất, trong công tác đảm bảo an ninh trật tự. (Đến nay, tổ chức cấp 1.602 thẻ Căn cước công dân, đạt 100% công dân có mặt tại địa bàn; đăng ký định danh điện tử mức độ 1 có 98 trường hợp và mức độ 2 có 1.054 trường hợp, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 đạt 52,09%; thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện tiêu chí an ninh, trật tự ngày càng được số hoá.) Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao; các giá trị văn hóa, lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã có nhiều cố gắng vượt qua những khó khăn, vướng mắc do dịch bệnh, thiên tai xảy ra trong những năm vừa qua... Đã ban hành Nghị quyết chuyển hóa địa bàn từ trọng điểm, phức tạp trật tự, an toàn xã hội. Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2023 ước đạt 59 triệu đồng.

III. KIẾN NGHỊ

1. Quan tâm các chế độ chính sách đối với người dân liên quan đến xã An toàn khu theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 08/4/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Kính đề nghị UBND tỉnh, UBND thị xã, các phòng ban thị xã quan tâm hỗ trợ địa phương có các định hướng chiến lược lâu dài, bền vững trong hoạch định đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo về an ninh trật tự trên địa bàn, xứng tầm xã ATK. Cần sớm đầu tư kinh phí xây dựng trụ sở Công an xã trên diện tích đã quy hoạch 2.000 m2 đất tại thôn Thanh Vân, đồng thời trang bị đầy đủ cơ sở, vật chất phục vụ công tác để đảm bảo cho cán bộ yên tâm công tác lâu dài.

3. Đầu tư trang cấp thêm hệ thống camera an ninh ở các ngã 3, ngã 4 và hệ thống điều hành thông minh để thực hiện tốt mô hình (phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng cháy, chữa cháy) gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.199.476
Truy cập hiện tại 1.062