Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng năm 2022, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2023
Ngày cập nhật 30/03/2023

I. Đặc điểm tình hình

1. Hiện trạng rừng

Dương Hòa là một xã miền núi, nằm ở phía Tây nam thị xã Hương Thủy, giáp ranh với 5 huyện, thị xã, thành phố (A lưới, Nam Đông, Hương Trà, TP Huế và Phú Lộc).

Tổng diện tích tự nhiên 26.171,90 ha, gồm 27 tiểu khu. UBND xã quản lý trực tiếp 7 tiểu khu (TK: 162, 163, 164, 165, 168, 169, 170), với diện tích 3.795 ha, trong đó:

- Tổng diện tích rừng trồng trên toàn xã: 3.729 ha, trong đó phân chia theo chủ quản lý như sau:

+ BQLRPH Hương Thuỷ: 1.001,21 ha.

+ Công ty KDLN TT Huế: 390,1 ha.

+ Ban chỉ huy Quân sự thị xã Hương Thuỷ: 54,58 ha.

+ Rừng hộ gia đình, cá nhân trong địa phương trồng: 1.563,16 ha.

+ Rừng hộ gia đình, cá nhân ngoài địa phương trồng: 623,55 ha.

+ Ban quản lý khai thác công trình Hồ Tả Trạch: 16,1 ha. (Hành lang an     toàn đập)

+ Khu vực giáp ranh rừng tự nhiên: 80,3 ha.

-  Rừng Tự nhiên: 66 ha thuộc khoảnh 5,6,TK 162(Theo QĐ số 439/QĐ –UBND ngày 27/02/2021 của UBND tỉnh TT Huế về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020, nay còn 27,86 ha rừng tự nhiên và 38,14 ha hiện trạng là DT2).

2. Thuận lợi và khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ

a. Thuận lợi

Được sự quan tâm của UBND thị xã, Hạt Kiểm lâm thị xã, sự chỉ đạo sâu sát, chặt chẽ của BTV Đảng ủy, sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn. Ngay từ đầu năm UBND xã đã có phương án, kế hoạch trong công tác           QLBVR, PTR-PCCCR nên có sự chủ động trong điều hành và chỉ đạo.

 

Hiện nay trên địa bàn của xã hầu hết các hộ gia đình đều có rừng nên đã gắn được trách nhiệm và nghĩa vụ của hộ gia đình trong công tác BVR-PCCCR.              Ý thức của các chủ rừng đặc biệt là ý thức của người dân ngày càng nhận thức cao    về công tác BVR-PCCCR.

           Các chủ rừng lớn như BQLRPH Hương Thủy, Công ty KDLN Thừa Thiên Huế đã chủ động và có đầy đủ các phương tiện, công trình PCCCR đảm bảo. Chủ động trong công tác thông tin liên lạc nên trong việc nắm bắt thông tin và xử lý   thông tin kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.

Địa bàn xã có nhiều khe, suối, các đường vận chuyển lâm sản từ rừng trồng do người dân tự mở để khai thác nên thuận lợi trong việc tuần tra, kiểm tra          PCCCR, huy động lực lượng khi có cháy rừng xảy ra.

b. Khó khăn

Địa bàn diện tích lớn, địa hình đồi núi phức tạp nên công tác quản lý địa bàn gặp nhiều khó khăn.

II. Kết quả thực hiện năm 2022

1. Công tác lãnh chỉ đạo

          Công tác QLBVR, PTR-PCCCR là một nhiệm vụ rất quan trọng được Đảng ủy, HĐND xã quan tâm và đưa vào Nghị quyết để tập trung lãnh chỉ đạo. Trên cơ    sở Nghị quyết của Đảng ủy và HĐND xã, UBND xã đã chủ động đưa nhiệm vụ QLBVR, PTR - PCCCR vào chương trình công tác năm để tập trung lãnh đạo thực hiện.

Đã kiện toàn Ban chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững     (BCĐ CTPTLNBV) gồm 19 thành viên do đồng chí PCT.UBND xã làm Trưởng    ban, đồng chí Chỉ huy Trưởng quân sự làm Phó Ban trực, đồng chí KLĐB làm      Phó ban và 16 thành viên. Thành lập Tổ cơ động BVR-PCCCR xã gồm 22 người     và 05 tổ BVR- PCCCR tại chỗ của 05 thôn gồm 62 người. Xây dựng kế hoạch,    phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ, xây dựng lịch trực    BVR-PCCCR và thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thời tiết để chủ động trong công tác lãnh chỉ đạo.

Chỉ đạo và giao trách nhiệm BCĐCTPTLNBV xây dựng nội dung, kế hoạch phối  hợp các  thôn  tổ chức họp dân để  tuyên truyền công tác BVR,PTR- PCCCR, triển khai yêu cầu các hộ gia đình xây dựng phương án BVR-PCCCR, vận động các hộ gia đình tham gia duy trì tốt chứng chỉ rừng gỗ lớn FSC.

2. Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

Uỷ ban nhân dân xã giao trách nhiệm cho  BCĐ CTPTLNBV phối hợp các đoàn thể, các thôn tổ chức họp dân để triển khai phương án BVR-PCCCR của xã và tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến công tác QLBVR, PTR-  PCCCR. Phối hợp với Hạt Kiểm lâm thị xã tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật của nhà nước bằng nhiều hình thức về BVR, PTR-PCCCR, tuyên truyền để người dân biết và chấp hành thực hiện chỉ thị 65 của UBND tỉnh.

          Đã tiến hành tổ chức họp Cụm dân cư để tuyên truyền, vận động, thực hiện công tác BVR-PCCCR, phương án PCCCR các hộ gia đình tại 03 thôn với 93 hộ tham gia (thôn Hộ, Thanh Vân, Khe Sòng). Tổ chức họp triển khai chỉ thị 65 của UBND tỉnh tại 04 thôn (Hộ, Thanh Vân, Khe Sòng và Hạ) với 120 hộ tham gia. Ngoài ra UBND xã đã phối hợp với Chi cục Kiểm lâm TT Huế, Hạt Kiểm lâm thị xã, BQL Khu bảo tồn Sao La, dự án WWF tổ chức nhiều đợt tuyên truyền lưu động, văn nghệ truyền thông công tác Bảo vệ rừng - Bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn xã, tổ chức thi tìm hiểu về BVR – PCCCR, Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học cho học sinh Trường TH và THCS xã Dương Hòa.

          3. Hoạt động của BCĐ CTPTLNBV và các Tổ BVR-PCCCR

          Trên cơ sở chương trình công tác của UBND xã, BCĐ đã chủ động xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ. Thường xuyên phối hợp với Đội BVR chuyên trách Rệ-57 thuộc BQLRPH Hương Thủy để nắm bắt thông tin và phối hợp thực hiện khi có cháy rừng xảy ra. Các thành viên của BCĐ cũng như các Tổ BVR-PCCCR luôn có ý thức trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ.

4. Công tác theo dõi diễn biến rừng và xử lý các hành vi, vi phạm luật Lâm nghiệp

Trong năm 2022, UBND xã đã chỉ đạo và giao trách nhiệm cán bộ Địa chính phối hợp với Kiểm lâm địa bàn theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa             bàn xã. Đồng thời thường xuyên kiểm tra việc khai thác rừng, xử lý thực bì, trồng lại rừng và trồng mới của các chủ rừng.

- Diện tích khai thác và trồng lại 350, ha/KH 300 ha, đạt 117%KH năm. Độ che phủ rừng toàn xã đạt 88,28%.

- Kiểm lâm địa bàn lập biên bản VPHC và tham mưu UBND xã xử lý 02 vụ, phạt tiền 4.500.000 đồng (Vi phạm xử lý thực bì không xin phép) và tham mưu Hạt Kiểm lâm thị xã xử lý 01 vụ chăn thả Trâu trái phép vào rừng mới trồng của BQLRPH Hương Thủy, phạt tiền 750.000 đồng.

5. Tình hình cháy rừng

          UBND xã thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc BCĐ, phối hợp tốt với    các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ BVR – PCCCR. Thường xuyên tuyên truyền, vận động, kiểm tra về công tác BVR-PCCCR đến tận chủ rừng, người dân để nâng cao nhận thức của nhân dân nên trong năm 2022 trên địa bàn xã không xảy ra vụ cháy rừng nào.

6. Công tác thực hiện Chỉ thị 65 của UBND tỉnh

          Ban chỉ đạo chỉ thị 65 xã đã phối hợp tốt với Tổ công tác thị xã trong việc xử lý lấn, chiếm đất lâm nghiệp trên địa bàn xã, ngoài ra UBND xã đã chỉ đạo và giao trách nhiệm cán bộ Địa chính, Kiểm lâm địa bàn, BCH Quân sự xã, Công an xã cùng các ban ngành thường xuyên đi kiểm tra, truy quét tình hình lấn, chiếm rừng và đất lâm nghiệp trái phép tại TK 162. Trong năm 2022 đã thu hồi được 4,5 ha tại khoảnh 5, TK 162. UBND xã tiếp tục làm tờ trình xin ý kiến UBND thị xã xử lý diện tích đất đã giải phóng từ năm 2020 đến năm 2022 để cấp cho nhân dân sản xuất.

  7. Phát triển rừng trồng gỗ lớn, rừng chứng chỉ FSC

Tiếp tục vận động nhân dân toàn xã tham gia duy trì, phát triển mạnh chứng chỉ rừng FSC FOSDA và HTX lâm nghiệp An Việt Phát. Năm 2022 toàn xã tham gia 44,5 ha/44 ha KH. Nâng tổng số đến nay 390 ha/89 lô/47 hộ tham gia.

8. Công tác bảo tồn thiên nhiên

Chủ động tham mưu UBND xã thành lập Tổ hợp tác cộng đồng xã bảo vệ Động vật hoang xã và đa dạng sinh học theo dự án WWF, xây dựng các bảng, Poster tuyên truyền ở khu vực công cộng đông dân cư. Ngoài ra tuyên truyền, vận động nhân dân tự nguyện giao nộp động vật hoang dã chọ Hạt Kiểm lâm thả vào môi trường tự nhiên gồm 01 cá thể Culi và 01 cá thể Khỉ.

9. Công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

Trên địa bàn có 01 cơ sở giống cây trồng lâm nghiệp. Hạt và KLĐB thường xuyên kiểm tra , quản lý chặt chẽ, đã hướng dẫn cơ sở làm các thủ tục hợp pháp theo qui định.

          II. Những hạn chế, tồn tại và giải pháp

          1. Hạn chế, tồn tại

          Mặc dù đã thành lập các Tổ BVR-PCCCR tại các thôn nhưng khi có cháy   rừng xảy ra việc huy động lực lượng tham gia không đầy đủ, do một số thành viên         của các tổ BVR-PCCCR ở thôn thường đi làm nên không có mặt tại thôn.

          Một số ít hộ dân xử lý thực bì còn chủ quan không báo cáo, không xin phép vi phạm về công tác phòng cháy chữa cháy, nguy cơ dẫn đến cháy rừng làm ảnh hưởng đến công tác QLBVR-PCCCR trên địa bàn xã.

2. Một số giải pháp

- Phải luôn luôn coi trọng công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đến tận nhân dân để nâng cao nhận thức của người dân trong công tác QLBVR, PTR-PCCCR.

          - Công tác phối hợp và thông tin liên lạc giữa địa phương với các cơ quan,    đơn vị, các chủ rừng đóng trên địa bàn là rất quan trọng để khi có sự cố cháy rừng xảy ra kịp thời phối hợp chỉ đạo, điều hành, huy động lực lượng tham gia chữa cháy.

          - Giữa các chủ rừng phải xây dựng phương án và liên kết phối hợp trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

          - Thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kiểm soát các đối tượng vào rừng để kịp thời nhắc nhở, xử lý các hành vi, vi phạm.

 

Phần thứ hai

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG,

PHÁT TRIỂN RỪNG, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG NĂM 2023

 

          I. Mục tiêu

1. Hạn chế đến mức thấp nhất cháy rừng trên địa bàn, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, quản lý tốt tài nguyên rừng.

2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVR, PTR -PCCCR đến tận nhân dân.

 

II. Phương châm

          1. Xác định quan điểm chỉ đạo, điều hành, kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ BVR, PTR-PCCCR như sau: “Phòng là chính, phát hiện từ xa và tổ chức cứu chữa kịp thời, triệt để”.

          2. Thực hiện tốt phương châm “04 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) kết hợp với “04 sẵn sàng” (thông tin liên lạc sẵn sàng, chỉ huy sẵn sàng, lực lượng sẵn sàng, phương tiện hậu cần sẵn sàng).

III. Một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2023

1. Xây dựng kế hoạch để triển khai phương án BVR, PTR-PCCCR năm     2023 và tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến công tác BVR, PTR-PCCCR đến tận nhân dân, trong đó chú trọng đến các chủ rừng.

2. Củng cố kiện toàn lại Ban chỉ đạo CTPTLNBV, BCĐ 65 và các Tổ BVR-PCCCR xã, các thôn đảm bảo chất lượng, hiệu quả tránh tình trạng có thành lập nhưng tham gia hoạt động không có hiệu quả.

3. Thường xuyên phối hợp với các chủ rừng lớn như: BQLRPH Hương Thủy, Công ty KDLN TT Huế,…để nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến, đảm bảo thông tin liên lạc trong quá trình phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

4. Chỉ đạo Kiểm lâm địa bàn, Địa chính xã, BCH Quân sự xã, Công an xã          và các ban ngành tăng cường các hoạt động tuần tra, kiểm tra, truy quét tại rừng       tự nhiên và các vùng trọng điểm nhằm quản lý tốt cũng như phát hiện, truy tìm       đối tượng để kịp thời tham mưu cho UBND xã xử lý hành vi, vi phạm về luật       Lâm nghiệp, luật Đất đai.

5. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt chỉ thị 65 của UBND tỉnh.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.275.103
Truy cập hiện tại 203