Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phòng, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi trên địa bàn xã
Ngày cập nhật 03/03/2024

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Chủ động khống chế hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm và thủy sản nuôi theo nguyên tắc “Thực hiện phòng bệnh là chính, chữa bệnh kịp thời, chống dịch khẩn trương; phát hiện nhanh, chính xác, xử lý triệt để các ổ dịch động vật, nguồn lây các ổ dịch động vật; ngăn chặn kịp thời sự lây nhiễm, lây lan của đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật”.

- Sẵn sàng các phương án, nguồn nhân lực, vật tư, vắc xin, hóa chất để chủ động ứng phó các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh lây chung giữa người và động vật, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người và động vật nuôi.

- Kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu, bò trên địa bàn thị xã; góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và hoạt động thương mại động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn xã.

- Góp phần tích cực trong phát triển chăn nuôi bền vững, hiệu quả, an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh trên địa bàn xã.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tập trung khống chế làm giảm số lượng ổ dịch ở động vật nuôi trên địa bàn xã; 100% các ổ dịch nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi được phát hiện, báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm, xử lý nhanh và triệt để.

- Tỷ lệ tiêm phòng (so với diện tiêm):

+ Vắc xin tụ huyết trùng trâu bò (THT) ≥ 90%;

+ Lở mồm long móng (LMLM) trâu bò:  100%;    

+ Vắc xin Viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu bò: ≥ 85%;

+ Vắc xin Dại chó: 100%;        

+ Vắc xin THT, Dịch tả, Phó thương hàn (PTH) lợn: ≥ 80%.

+ Vắc xin các loại khác (E.coli, dịch tả vịt, Niu cát xơn, Laxota, đậu gà Gumboro, THT gia cầm,…) tăng 3%/năm.

- 100% gia súc, gia cầm vận chuyển xuất xã được kiểm dịch tận gốc; 100% gia súc, gia cầm nhập về chăn nuôi của các chương trình, dự án được kiểm tra, cách ly, tiêm phòng.

- 95% gia súc, sản phẩm gia súc; 60% gia cầm, sản phẩm gia cầm được kiểm soát giết mổ (KSGM), kiểm tra vệ sinh thú y (VSTY); 100 % cơ sở giết mổ được cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP).

- 100% các vùng nguy cơ cao được vệ sinh tiêu độc khử trùng (VSTĐKT) định kỳ; tổ chức 2-3 đợt/năm tháng hành động VSTĐKT; thực hiện xã hội hóa công tác VSTĐKT.

- Kiểm tra định kỳ, lấy mẫu xét nghiệm 100% cơ sở chăn nuôi gia súc giống, gia cầm giống hàng năm.

- Xây dựng, củng cố, quản lý 100% nhân viên thú y (2 người) đảm bảo năng lực về chuyên môn đáp ứng công tác tiêm phòng, giám sát, thông tin báo cáo tình hình dịch bệnh tại xã.

II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1. Củng cố Ban chỉ đạo chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản (BCĐCNPCDBGSGCTS)

Thường xuyên củng cố Ban Chỉ đạo phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên BCĐ; ban hành kế hoạch hoạt động cụ thể để chỉ đạo đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện và xác định vai trò của người đứng đầu địa phương trong việc lãnh chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh; định kỳ, đột xuất tổ chức họp đánh giá, chỉ ra tồn tại, đề xuất các giải pháp, tham mưu các chủ trương chỉ đạo trong thời gian tới.

2. Các nội dung giải pháp kỹ thuật

2.1. Khi chưa có dịch xảy ra

a) Tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền thường xuyên trên trên hệ thống loa truyền thanh xã về các đợt tiêm phòng vắc xin, vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh và những thời điểm nguy cơ phát dịch bệnh ở động vật nuôi cao.

- Chỉ đạo nhân viên thú y hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi, nuôi thủy sản về: tình hình dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi; dự tính, dự báo, xác định các nguy cơ phát sinh dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống để người dân chủ động thực hiện nhằm bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi của mình.

b) Tham gia các lớp Đào tạo, tập huấn chuyên môn công tác hành nghề thú y; quán triệt những văn bản pháp luật và hướng dẫn phổ biến khoa học kỹ thuật; công tác giám sát, xác minh, lưu trữ quản lý dịch bệnh; công tác tham mưu kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; kiến thức thú y thủy sản, an toàn vệ sinh thực phẩm,... cho nhân viên thú y cơ sở, người kinh doanh mua bán thức ăn, công tác kiểm soát giết mổ, người chăn nuôi, nuôi thủy sản.

c) Giám sát và quản lý dịch bệnh

- Thường xuyên giám sát, khai báo, thông tin dịch tận thôn, hộ chăn nuôi, hộ nuôi thủy sản; báo cáo định kỳ hàng tháng. Đối với các trường hợp nghi nhiễm bệnh nguy hiểm như: Cúm ở gia cầm, Lở mồm long móng (LMLM) ở gia súc, Tai xanh lợn, Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP), Viêm da nổi cục trên trâu, bò cần báo cáo ngay cho TTDVNN thị xã để lấy mẫu xét nghiệm chính xác mầm bệnh và kịp thời khống chế.

- Theo dõi, cập nhật thông tin, quản lý ổ dịch, nghiên cứu các yếu tố nguy cơ phát sinh dịch bệnh như: việc xuất nhập, vận chuyển động vật, giết mổ động vật, đường giao thông, phương thức chăn nuôi,... từ đó có giải pháp phòng, chống dịch bệnh phù hợp cho động vật nuôi trong từng thời kỳ và từng khu vực.

- Triển khai giám sát chủ động bằng việc lấy và gửi mẫu xét nghiệm định kỳ của mầm bệnh nguy hiểm như: Cúm gia cầm, LMLM, DTLCP, Viêm da nổi cục trên trâu bò, tại các hộ chăn nuôi, các điểm bán gia cầm sống, các vùng nuôi thủy sản. Giám sát sau tiêm phòng vắc xin để đánh giá đáp ứng miễn dịch của vắc xin.

d) Tiêm phòng vắc xin

- Vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng (LMLM):

+ Đối tượng tiêm phòng bắt buộc: trâu bò, lợn nái, lợn giống, khuyến khích tiêm vắc xin cho lợn thịt;

+ Tổ chức triển khai: Đợt 2 vào tháng 10, 11/2024; tổ chức tiêm bổ sung cho gia súc mới nhập, mới sinh;

+ Kinh phí: Vắc xin LMLM tiêm phòng cho trâu bò do ngân sách nhà nước cấp, công tiêm phòng do người dân tự chi trả; vắc xin LMLM tiêm phòng cho lợn nái, đực giống, lợn thịt do người dân tự chi trả. 

- Vắc xin phòng bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò (VDNC):

+ Đối tượng tiêm phòng bắt buộc: Trâu, bò.

+ Tổ chức triển khai: 01 đợt tiêm phòng chính (tháng 4, 5) trước thời điểm dịch bệnh VDNC thường xảy ra, trước mùa phát triển của các véc tơ truyền bệnh VDNC (như ruồi, muỗi, ve, mòng,...) và vào thời điểm 1-2 tháng trước khi hết thời gian miễn dịch bảo hộ đối với trâu, bò đã được tiêm vắc xin VDNC.

+ Ngoài đợt tiêm chính, thường xuyên rà soát, tổ chức tiêm vắc xin VDNC bổ sung cho đàn trâu, bò chưa được tiêm phòng, phát sinh, nhập đàn trước và sau đợt tiêm chính.

+ Kinh phí: Vắc xin VDNC tiêm phòng cho trâu, bò do ngân sách nhà nước cấp, công tiêm phòng do người dân tự chi trả;

-  Các loại vắc xin phòng bệnh bắt buộc khác:

+ Đối với vắc xin tụ huyết trùng (THT) trâu bò: tiêm phòng bắt buộc cho trâu bò 1 đợt trong năm vào tháng 2, 3 hàng năm.

+ Đối với vắc xin THT, dịch tả, phó thương hàn (PTH) lợn: tiêm phòng bắt buộc cho đàn lợn 2 đợt trong năm vào tháng 2, 3 và 7, 8 hàng năm.

+ Đối với vắc xin Niu-cát-xơn, vắc xin dịch tả vịt: tiêm phòng bắt buộc cho gia cầm 2 đợt trong năm vào tháng 2, 3 và 7, 8 hàng năm.

+ Đối với vắc xin dại chó: tiêm phòng bắt buộc cho đàn chó, mèo 1 đợt trong năm vào tháng 4 hàng năm.

+ Ngoài các vụ tiêm phòng chính, thường xuyên tổ chức tiêm phòng bổ sung quanh năm các loại vắc xin như trên cho gia súc, gia cầm, chó mèo mới nuôi, mới sinh.

+ Kinh phí vắc xin và công tiêm phòng do chủ chăn nuôi tự chi trả.

đ) Vệ sinh tiêu độc khử trùng

- Tổ chức phát động và triển khai tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng ở thời điểm nguy cơ phát dịch cao.

- Triển khai thực hiện công tác vệ sinh, tiêu độc khử trùng thường xuyên tại những nơi nguy cơ cao, các ổ dịch cũ, các lò giết mổ,... chủ động nguồn hóa chất tiêu độc khử trùng và tranh thủ sự hỗ trợ hóa chất.

- Huy động nguồn lực từ người chăn nuôi để mua hóa chất, vôi bột, chlorine,... người chăn nuôi chủ động thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng tại nơi có nguy cơ cao, khu vực chăn nuôi, nuôi thủy sản.

e) Kiểm soát giết mổ (KSGM), kiểm tra vệ sinh thú y (VSTY), an toàn thực phẩm (ATTP)

- Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của các cấp về việc xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, an toàn thực phẩm và môi trường sinh thái.

- Tập huấn, tuyên truyền, hướng dẫn việc nâng cao ý thức của người dân trong khâu giết mổ đảm bảo VSTY; phát hiện gia súc, gia cầm bệnh để xử lý nhằm ngăn ngừa dịch bệnh và cung cấp sản phẩm động vật an toàn cho người tiêu dùng.

f) Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) động vật

- Các bệnh tập trung xây dựng cơ sở ATDB động vật gồm: LMLM, VDNC ở trâu bò; LMLM, DTLCP, dịch tả ở lợn; Cúm ở gia cầm; Niu-cát-xơn ở gà; dịch tả ở vịt; dại chó;...

2.2. Khi xảy ra dịch

a) Đối với gia súc, gia cầm

- Thực hiện đồng bộ các biện pháp khoanh vùng bao vây, khống chế ổ dịch theo Luật Thú y, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn và các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

- Quản lý ổ dịch: Phân vùng quản lý dịch (vùng dịch, vùng khống chế, vùng đệm, vùng an toàn, vùng nguy cơ cao, vùng nguy cơ thấp) và thống kê tổng đàn gia súc, gia cầm trong từng vùng để áp dụng các biện pháp phù hợp; quản lý việc xuất nhập gia súc, gia cầm, phương tiện ra vào ổ dịch; cách ly để điều trị hoặc xử lý tiêu hủy theo quy định đối với từng loại dịch bệnh động vật;

- Lấy mẫu xét nghiệm xác định chính xác mầm bệnh để có giải pháp đúng, can thiệp nhanh, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh;

- Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường chăn nuôi, những nơi nguy cơ cao theo quy định của cơ quan Thú y;

- Điều tra mở rộng, xác định nguy cơ và tăng cường giám sát phát hiện dịch bệnh trên địa bàn, tiến hành lấy mẫu giám sát chủ động;

- Thành lập các chốt kiểm dịch tạm thời, đặt biển báo để kiểm soát gia súc, gia cầm, các sản phẩm gia súc, gia cầm, phương tiện vận chuyển... ra vào vùng dịch;

- Tổ chức tiêm phòng bao vây vùng đệm, vùng khống chế và tiêm thẳng vắc xin vào ổ dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn;

- Công bố dịch và công bố hết dịch theo đúng quy định của Luật Thú y số 79/2015/QH13.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo Chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản xã (gọi tắt Ban Chỉ đạo xã)

Là đầu mối chỉ đạo các hoạt động ứng phó khẩn cấp trên địa bàn xã theo kế hoạch này. Tùy theo tình hình thực tế và diễn biến của dịch, Ban chỉ đạo tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân xã triển khai các biện pháp bổ sung cho phù hợp.

2. Nhân viên thú y xã

- Là đơn vị thường trực của BCĐ PTCN&PCDBGSGCTS triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở động vật nuôi trên toàn xã.

- Tham mưu cho UBND xã, BCĐ PTCN&PCDBGSGCTS của xã trong việc triển khai thực hiện nội dung trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Trực tiếp phối hợp với các Trưởng thôn đôn đốc, kiểm tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó dịch như: xây dựng kế hoạch của địa phương, chuẩn bị vật tư, hóa chất, nhân lực.

- Tổ chức hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, xử lý đàn gia súc, gia cầm, tiêu độc khử trùng và xử lý địa bàn khi phát hiện vi rút LMLM, Tai xanh lợn, Dịch tả lợn Châu Phi, Viêm da nổi cục trên trâu bò, Cúm A/H5N1, Cúm A/H5N6, Cúm A/H1N7, Cúm A/H7N9,... giết mổ và tiêu thụ gia súc, gia cầm an toàn.

- Phối hợp với các ngành, các địa phương triển khai xử lý gia súc, gia cầm, môi trường khi có mẫu dương tính với vi rút LMLM, Tai xanh lợn, DTLCP, Viêm da nổi cục trên trâu bò, Cúm gia cầm,...

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, phương tiện thông tin đại chúng xây dựng thông điệp truyền thông phòng, chống dịch bệnh động vật.

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh ở động vật; tổ chức điều tra ổ dịch, giám sát dịch bệnh và xử lý ổ dịch nếu có xảy ra; tổ chức quản lý, củng cố, nâng cao năng lực cho mạng lưới thú y cơ sở và phổ biến kiến thức cho người chăn nuôi; tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin đạt hiệu quả; thực hiện quy trình kiểm dịch động vật;

- Tổng hợp, báo cáo định kỳ, đột xuất công tác phòng, chống bệnh dịch ở động vật nuôi cho UBND xã.

3. Trạm Y tế xã

- Giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin, tuyên truyền phối hợp với Nhân viên thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT- BNNPTNT;

- Chủ động tham mưu xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống dịch trên người với các tình huống cụ thể.

4. Tài chính - Kế toán xã: Tham mưu UBND xã việc bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật nuôi. Chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật nuôi.

5. Công an, Ban chỉ huy Quân sự (BCHQS) xã: Theo chức năng. nhiệm vụ được giao, phối hợp chặt chẽ với Nhân viên thú y xã tăng cường công tác kiểm tra, ngăn chặn triệt để gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

6. Địa chính - Xây dựng: Phối hợp với Nhân viên thú y hướng dẫn các biện pháp xử lý môi trường phục vụ công tác phòng, chống dịch gia súc, gia cầm; phối hợp với các thôn chuẩn bị vị trí xử lý chôn hủy gia súc, gia cầm nếu có dịch bệnh xảy ra.

7. Quản lý Nhà văn hóa - Đài truyền thanh xã: Phối hợp với nhân viên Thú y xã tổ chức công tác truyền thông nguy cơ vi rút LMLM, DTLCP, viêm da nổi cục trên trâu bò, tai xanh lợn, bệnh dại chó, cúm gia cầm xâm nhập và các biện pháp phòng, chống; hướng dẫn các biện pháp phòng tránh lây nhiễm vi rút cho người theo khuyến cáo của ngành y tế và thú y.

9. Các Trưởng thôn

- Triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật nuôi trên địa bàn quản lý;

-  Tăng cường theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình xuất, nhập và tái đàn tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn;

- Phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức nhằm nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống dịch bệnh ở động vật nuôi để người dân chủ động tự bảo vệ đàn gia súc, gia cầm của mình và cộng đồng; 

- Phối hợp triển khai tổ chức giám sát dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời phối hợp xử lý không để lây lan ra diện rộng; điều tra, thống kê số liệu về chăn nuôi để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh; triển khai công tác tiêm phòng, chống dịch, vận chuyển, kinh doanh gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

- Phối hợp triển khai đồng bộ công tác khử trùng, tiêu độc vùng dịch, vùng nguy cơ cao, khu vực chăn nuôi, chuồng trại. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại thường xuyên, thu gom phân rác, ủ phân nhiệt sinh học để tiêu diệt mầm bệnh;

- Tăng cường các biện pháp giám sát đến tận hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát hiện nhanh các trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, chết để phối hợp xử lý.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.281.495
Truy cập hiện tại 381