Tìm kiếm tin tức
Kết quả thực hiện kế hoạch triển khai Kết luận số 62-KL/TW, ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị
Ngày cập nhật 12/04/2024

Phần thứ nhất

KẾT QUẢ 15 NĂM THỰC HIỆN KẾT LUẬN 62-KL/TW

 

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

- Địa điểm trụ sở chính đặt tại thôn Hộ, xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Điện thoại: 02343861075

Địa chỉ trang thông tin điện tử: duonghoa.thuathienhue.gov.vn

- Những đặc điểm chính của địa phương

Dương Hòa là một xã vùng núi của thị xã Hương Thủy cách trung tâm thành phố Huế khoảng 22km nằm ở thượng nguồn sông Hương và được thành lập vào năm 1981, phía Bắc giáp xã Thủy Bằng, phía Đông giáp xã Phú Sơn, phía Nam giáp huyện Nam Đông, phía Tây giáp xã Bình Thành. Diện tích tự nhiên 26.171,92 ha, chủ yếu là đất lâm nghiệp thuận lợi cho việc trồng rừng kinh tế, các loại cây công nghiệp, chăn nuôi và phát triển các loại hình trang trại. Hiện nay, trên địa bàn xã có 05 thôn, 577 hộ với 2108 khẩu. Các cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường trạm được đầu tư khá đồng bộ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, phát triển kinh tế, văn hóa tinh thần của người dân. Là xã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, đặc biệt là một trong hai xã của Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ công nhận xã An toàn khu cuối năm 2017. Trên địa bàn xã có 02 di tích cấp tỉnh (01Lịch sử lưu niệm sự kiện, Lịch sử cách mạng) 01 Niệm phật đường, 01 Chùa, 01 giáo xứ, 05 HTX nông nghiệp, 02 trường học (01 trường Mầm non, 01 trường Tiểu học và trường THCS); 01 trạm Y tế.

Tổng số cán bộ, công chức hiện nay: 19 người; người hoạt động không chuyên trách ở xã: 08  người; người hoạt động không chuyên trách ở thôn: 10 người (Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Trưởng BCTMT).

Trong những năm qua, chính quyền địa phương đã phát huy nội lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị đoàn kết, tạo được những chuyến biến tích cực; kinh tế đạt được những kết quả quan trọng trên tất cả các mặt; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - du lịch, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp;

Các hoạt động giáo dục, y tế và chăm sóc sức khoẻ, văn hoá - thông tin, bảo đảm an sinh xã hội đạt nhiều kết quả thiết thực; kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp khang trang, hiện đại, tạo diện mạo mới ở nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng - an ninh được tăng cường, chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định.

II. KẾT QUẢ 15 NĂM THỰC HIỆN KẾT LUẬN 62-KL/TW

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, triển khai thực hiện Kết luận 62-KL/TW gắn với thực hiện Kế hoạch 03-KH/TU; Thông báo 160-TB/TW gắn với thực hiện Kế hoạch 149-KH/TU

Thực hiện Kết luận số 62- KL/TW của Bộ Chính trị và các Thông báo, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư liên quan đến công tác dân vận, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc triển khai thực hiện Kết luận số 62 - KL/TW. Gắn việc triển khai Kết luận với việc đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết 23-NQ/TW của BCH TW Đảng khoá IX "Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"; Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; gắn với Nghị quyết TW4 khoá XI, XII và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.

Trên cơ sở Nghị quyết của Đảng ủy hằng năm, UBND xã đã ban hành Kế hoạch phối hợp với mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội để triển khai thực hiện. Đảng ủy đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội căn cứ yêu cầu, nội dung Kết luận để cụ thể hóa thành chương trình hành động, chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, nghiên cứu quán triệt, triển khai đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam xã tổ chức 2 hội nghị lồng ghép quán triệt Kế hoạch của Mặt trận xã thực hiện Kết luận 62/KL-TW đến các vị Ủy viên Ủy ban MTTQ xã khóa XII, các tổ chức thành viên.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội xã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và hướng dẫn Ban Công tác Mặt trận thôn, các chi đoàn, chi hội thực hiện Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế của địa phương.

Thông qua việc quán triệt triển khai thực hiện Kết luận số 62-KL/TW đã góp phần nâng cao nhận thức của cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở địa phương.

2. Kết quả thực hiện Kết luận 62-KL/TW gắn với thực hiện Kế hoạch 03-KH/TU

2.1. Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Qua 15 năm thực hiện Kết lụân số 62-KL/TW, nhận thức của cấp uỷ đảng và  của cả hệ thống chính trị về vị trí, vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội được nâng lên, tạo điều kiện để MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Đảng ủy xã đã lãnh đạo xây dựng về tổ chức bộ máy, xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của MTTQ và các đoàn thể trong hệ thống chính trị; cử ủy viên BTV tham gia thành viên UBMT và thực hiện trách nhiệm vừa là thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác dân vận, công tác Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội; xây dựng và ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; quan tâm chỉ đạo chính quyền phối hợp triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Mặt trận và các đoàn thể. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội. Định kỳ cấp uỷ, chính quyền làm việc, nghe báo cáo tình hình hoạt động; đồng thời, xem xét giải quyết kiến nghị, đề xuất của MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội và những vấn đề liên quan đến nhân dân. Chính quyền đã chỉ đạo và quan tâm  tạo mọi điều kiện để MTTQ và các đoàn thể triển khai thực hiện các đề án phát triển kinh tế - xã hội theo chương trình, kế hoạch công tác; thực hiện tốt chế độ tiếp công dân, tổ chức đối thoại trực tiếp với nhân dân; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc trong nhân dân để chỉ đạo xử lý; phối hợp với MTTQ và các đoàn thể thông qua quy chế, chương trình phối hợp để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tôn trọng và tạo mọi điều kiện để nhân dân trực tiếp hoặc thông qua MTTQ, các đoàn thể để tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

2.2 Nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân  

Đảng ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, qua đó góp phần quan trọng vào công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương. Thông qua các phong trào thi đua để tập hợp, giáo dục đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Việc đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước đã được đổi mới nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng.

Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với "Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tiếp tục được đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả, duy trì tính bền vững và được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia.

2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức hoạt động trong thời kỳ mới

 Cấp uỷ Đảng thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy MTTQ, các đoàn thể theo hướng nâng cao về chất lượng đội ngũ cán bộ, tiến hành đánh giá, sắp xếp, bố trí cán bộ đảm bảo về số lượng và chất lượng. Thông qua  Đại hội nhiệm kỳ của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để chỉ đạo rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng đạt chuẩn về năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, trong đó cán bộ nam nữ bình đẳng.

Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, hàng năm Ban Thường vụ Đảng uỷ đã đề xuất lên cấp trên bố trí cử cán bộ đi đào tạo về lý luận chính trị, quản lý nhà nước để nâng cao trình độ. Đến nay, về cơ bản, cán bộ chủ chốt của Mặt trận, các đoàn thể của xã đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ và trung cấp lý luận chính trị trở lên. UBND xã đã phân bổ kinh phí, đày đủ chế độ chính sách đối với cán bộ chuyên trách và không chuyên trách đang công tác, mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội xã. Chỉ đạo bộ phận tài chính kế toán xã kịp thời tham mưu kinh phí đối với hoạt động của mặt trận và đoàn thể xã đến cấp thôn đúng quy định.

2.4. Công tác dân vận của chính quyền; việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Thực hiện Chỉ thị số 18/2000/CT/TTg, ngày 21/9/2000 của Thủ tướng Chính phủ về "Tăng cường công tác dân vận" và Chỉ thị số 12-CT/TU, ngày 04/01/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ "Về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với công tác dân vận chính quyền" gắn với thực hiện các chủ trương của Đảng, của Chính phủ về công tác dân vận của hệ thống chính trị, trong những năm qua, UBND xã đã đẩy mạnh thực hiện công tác dân vận chính quyền, cải cách hành chính đạt được những kết quả tiến bộ. Hàng năm đều ban hành Kế hoạch về công tác dân vận chính quyền; Hoạt động giám sát của HĐND đối với UBND ngày càng có chất lượng, HĐND đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do HĐND bầu theo quy định; phối hợp tổ chức tốt các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh, Thị xã; công tác tiếp xúc cử tri được quan tâm đổi mới về hình thức, địa điểm tiếp xúc, các ý kiến chất vấn của cử tri đựơc đại biểu HĐND xã nghiên cứu, xem xét trả lời theo đúng thẩm quyền, đồng thời ghi nhận những phản ánh tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của nhân dân lên các cơ quan thẩm quyền giải quyết. Trong 15 năm đã có hàng ngàn lượt cử tri tham dự với nhiều ý kiến tham gia với HĐND, UBND xã về vấn đề về đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác quản lý nhà nước của các cơ quan, đơn vị. Đã chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Luật đất đai sửa đổi và các Bộ Luật khác khi có yêu cầu.

Duy trì và thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo tại UBND đúng quy định. Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU, ngày 20/9/2013 của BTV tỉnh uỷ về "Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác giải phóng Mặt bằng xây dựng công trình phát triển kinh tế -xã hội, quốc phòng, an ninh", chính quyền địa phương thường xuyên tổ chức họp dân, đối thoại trực tiếp với dân về những vấn đề nhân dân bức xúc như: việc đền bù giải phóng mặt bằng, về thực hiện các đề án phát triển kinh tế, xã hội...từ đó tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.

UBND xã đã xây dựng quy chế phối hợp công tác với Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị -xã hội, hàng năm có đánh giá kết quả thực hiện. Mối quan hệ giữa HĐND, UBND với MTTQ và các đoàn thể ngày càng gắn bó, phối hợp. Tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ở địa phương. 

2.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội

Cấp ủy đã tập trung đẩy mạnh việc thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về quy chế giám sát, phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội và quy định MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể bằng việc xây dựng nghị quyết, chương trình hành động của Mặt trận, các đoàn thể để chỉ đạo thực hiện các chủ trương của Đảng. Tổ chức sơ kết, tổng kết kịp thời việc thực hiện các nghị quyết để rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện.

 

Phần thứ hai

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

 

I. DỰ BÁO TÌNH HÌNH

Trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, tuy nhiên cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Lợi dụng thành tựu CMCN lần thứ tư, các đối tượng phản động, cơ hội, thù địch đã tạo ra nhiều phương thức tấn công khác nhau nhằm thực hiện âm mưu xuyên tạc, chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng; khiến cho hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng gặp nhiều khó khăn, thách thức. Hoạt động thường thấy của các đối tượng phản động, cơ hội hiện nay là xây dựng hàng loạt các trang mạng xã hội để truyền bá thông tin sai lệch, xuyên tạc, bóp méo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từ đó tạo nên sự hỗn loạn, nhiễu loạn thông tin trong xã hội, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động về tư tưởng, mất phương hướng về chính trị tạo nên quá trình "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Đi kèm sự phát triển của trang web, mạng xã hội là hành vi đăng tải thông tin giả, tin xấu, là hình thành và truyền bá lối sống vô cảm với xã hội, truyền bá tư tưởng hoài nghi, chối bỏ các giá trị văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc; là hệ lụy lệch lạc về nhận thức, sống thiếu lý tưởng của một bộ phận giới trẻ... Đó là những yếu điểm dễ bị các đối tượng phản động lợi dụng công kích, chống phá.

Trước những nhiệm vụ và thách thức đặt ra trong giai đoạn mới, Đảng ủy, chính quyền địa phương cần tiếp tục quan tâm nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó. Trong đó, tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành tôt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, tạo sự đồng thuận trong xã hội.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

- Tiếp tục quán triệt, nhận thức sâu sắc về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác dân vận trong tình hình mới, đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội.

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp của chính quyền địa phương đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Thực hiện tốt Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng ủy, chính quyền địa phương đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng.

2. Tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy quyền làm chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo đồng thuận xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân gắn với kỷ cương, pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và công tác đối ngoại.

- Phát huy đầy đủ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; nắm chắc tình hình đoàn viên, hội viên của từng tổ chức, tình hình nhân dân, kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, hội viên, nhân dân với Đảng, nhà nước và giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của UBND xã và các cơ quan, đoan vị có thẩm quyền liên quan.

3. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức cơ sở vững mạnh

- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động gắn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, đối ngoại. Phát triển đoàn viên, hội viên, xây dựng tổ chức vững mạnh từ cơ sở (cấp thôn), hướng trọng tâm hoạt động vào việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích thiết thực của đoàn viên, hội viên và nhân dân.

- Tăng cường vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, mở rộng sự tham gia của các tổ chức xã hội, các cá nhân tiêu biểu, thống nhất hành động trong phong trào thi đua yêu nước. Nâng cao hiệu quả “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân” ở các khu dân cư.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh. Thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở, các mô hình tự quản, giáo dục, hòa giải tại thôn.

4. Tăng cường công tác phối hợp giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội với chính quyền địa phương

- Phối hợp với chính quyền địa phương tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân về chính sách, pháp luật. Phối hợp kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân vận, mặt trận và đoàn thể; giải quyết kịp thời, hiệu quả những kiến nghị trong dân.

5. Kiện toàn tổ chức bộ máy

- Thường xuyên củng cố, kiện toàn, sắp xếp đội ngũ cán bộ có chất lượng.

- Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng chi đoàn, chi hội, đoàn viên, hội viên.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu lý luận, nâng lực thực tiễn và kỹ năng công tác vận động quần chúng; chú trọng lựa chọn cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, trường thành từ phong trào quần chúng làm công tác mặt trận, đoàn thể.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.166.672
Truy cập hiện tại 997