Tìm kiếm tin tức
KẾ HOẠCH Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2024
Ngày cập nhật 26/03/2024

Thực hiện Kế hoạch số 446/KH-SNNPTNT ngày 28/02/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2024; Kế hoạch số 108/KH-UBND ngày 21/3/2023 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 – 2025; Kế hoạch số 95/KH-UBND ngày 28/4/2023 của UBND thị xã Hương Thuỷ về việc Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thị xã Hương Thủy giai đoạn 2023 – 2025; Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 08/03/2024 về việc nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2024.

 UBND xã Dương Hoà ban hành Kế hoạch Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2024 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ các thôn đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành. Qua đó, kiểm soát tốt, toàn diện hơn chất lượng an toàn thực phẩm phù hợp với các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Góp phần bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

2. Yêu cầu

- Cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến đến năm 2025 cơ bản đáp ứng được nguồn nhân lực: đảm bảo số lượng, năng lực, được đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ.

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản.

- Đẩy mạnh hỗ trợ và nhân rộng các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh sản phẩm thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tiên tiến (ISO 22000, HACCP, GMP, VietGAP,...) và các mô hình điểm về an toàn thực phẩm. Triển khai xây dựng, phát triển, xác nhận, giám sát sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

- Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản; kiểm soát các hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh rau, củ, quả, thịt, thủy sản và các sản phẩm chế biến từ thịt và các sản phẩm chế biến từ thủy sản.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số trong quản lý về an toàn thực phẩm, quản lý dữ liệu và cải cách thủ tục hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Rà soát văn bản chỉ đạo, điều hành về an toàn thực phẩm để sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và phát huy hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm

2. Củng cố, nâng cao năng lực quản lý và phối kết hợp trong quản lý an toàn thực phẩm

- Tham gia các lớp tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

- Đề xuất các chương trình, dự án đầu tư về lĩnh vực chất lượng, an toàn thực phẩm, chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản trong phạm vi quản lý. Tham gia thẩm định các dự án quy hoạch, dự án đầu tư có liên quan đến nội dung đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại địa phương.

3. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của cấp ủy đảng, chính quyền, của doanh nghiệp, của nhân dân về các chủ trương, chính sách, pháp luật và những kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm. Khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, từng doanh nhân, từng hộ gia đình và từng người dân nhất là trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chú trọng tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở; thông tin khách quan, trung thực, kịp thời về các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm. Phổ biến Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thực hiện, kiến thức về an toàn thực phẩm đối với tất cả các nhóm đối tượng (quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm).

4. Tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm

- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra liên ngành, giám sát, hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. Tăng cường lấy mẫu kiểm nghiệm để phát hiện kịp thời, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố bất thường về an toàn vệ sinh thực phẩm. Thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi, xử lý thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng và thực phẩm không rõ nguồn gốc. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Phối hợp liên ngành phát động phong trào đấu tranh, tố giác và ngăn chặn việc kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, không rõ nguồn gốc.

- Thực hiện giám sát các sản phẩm nông lâm thủy sản đã được xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trên địa bàn thị xã.

5. Xây dựng các mô hình điểm về sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm

- Áp dụng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn.

- Triển khai và nhân rộng các mô hình đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất rau, quả sạch, chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm; mô hình sản xuất hữu cơ được chứng nhận.

- Duy trì và nhân rộng các mô hình cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO, VietGAP, VietGHAP). Qua đó, kiểm soát được các mối nguy an toàn thực phẩm và tạo ra các sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

- Hỗ trợ, xác nhận, quảng bá chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn xã.

6. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng, hệ thống cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm và cải cách thủ tục hành chính

- Hoàn thiện hệ thống quản lý, triển khai trục tích hợp dữ liệu lĩnh vực an toàn thực phẩm tích hợp vào cơ sở dữ liệu ngành và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.

- Cập nhật thường xuyên và đầy đủ các dữ liệu liên quan về công tác quản lý an toàn thực phẩm trên các trang Website của UBND xã.

- Triển khai thực hiện các thủ tục hành chính thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục nghiên cứu cải cách một số thủ tục hành chính nhằm phục vụ tốt các nhu cầu và lợi ích của nhân dân.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Uỷ ban nhân dân xã

- Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2024 trên địa bàn xã đạt kết quả thiết thực; đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn UBND các xã, phường xây dựng kế hoạch triển khai Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chủ trì, phối hợp với các đoàn thể, đài truyền thanh xã tổ chức thông tin, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

- Phối hợp với Nhân viên Thú y tăng cường tổ chức kiểm tra, giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm nông lâm thủy sản tại các cơ sở; việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn được phân cấp quản lý, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm theo quy định.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm soát hoạt động kinh doanh, lưu thông các sản phẩm nông lâm thủy sản, đặc biệt chú trọng quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn toàn xã.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm; tổ chức thực hiện cơ chế chính sách pháp luật trong giám sát an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản tại địa phương.

- Tăng cường tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn được phân cấp quản lý, xử lý nghiêm các cơ
sở vi phạm về an toàn thực phẩm.

2. Công an xã

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.

3. Trạm Chăn nuôi và Thú y

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung theo quy định;

-  Phối hợp với Công an xã tăng cường công tác kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vào địa bàn xã;

4. Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thị xã, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ

Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã, Hội Nông dân xã, Hội Liên hiệp phụ nữ xã căn cứ nội dung các chương trình phối hợp, tuyên truyền, vận động, giám sát sản xuất, kinh doanh nông sản an toàn đã ký cam kết, chủ trì xây dựng chương trình phối hợp và kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp tại địa phương.

5. Cán bộ Đài truyền thanh – Văn hoá

- Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, để người dân hiểu rõ, hiểu đúng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.150.603
Truy cập hiện tại 826