Tìm kiếm tin tức
BẠN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LUẬT TỐ CÁO
Ngày cập nhật 18/04/2018
luật tố cáo

BẠN VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LUẬT TỐ CÁO

Thưa bà con, Tố cáo, là một trong những quyền cơ bản của công dân, Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 có nêu:Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”; “Nghiêm cấm, việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.

Như vậy, quyền  tố cáo là một trong những quyền cơ bản, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân. Theo đó, công dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Nhằm thể chế hóa quyền tố cáo của công dân, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá mười ba năm 2011, Quốc hội đã thông qua Luật tố cáo. Luật tố cáo đã quy định đầy đủ nhất về quyền tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, người giải quyết tố cáo, hình thức tố cáo, thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, Luật tố cáo quy định về bảo vệ người tố cáo và quản lý công tác giải quyết tố cáo.

Ngoài Luật tố cáo có quy định cụ thể về quyền tố cáo của công dân, còn có các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định về tố cáo như Bộ Luật tố tụng hình sự quy định quyền tố cáo trong tố tụng hình sự; Bộ Luật dân sự quy định quyền tố cáo trong tố tụng dân sự…

Tố cáo là gì 

Điều 2, Luật tố cáo quy định:

"Tố cáo, là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức".

Bản chất, của tố cáo được xem xét dưới các khía cạnh sau đây:

Một là: Chủ thể thực hiện quyền tố cáo chỉ là công dân. Khác với khiếu nại, là cả công dân, cơ quan, tổ chức đều có quyền khiếu nại. Quy định này nhằm cá thể hoá trách nhiệm của người tố cáo, nếu có hành vi cố ý tố cáo sai sự thật thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. 

Hai là: Đối tượng tố cáo, là các hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Luật tố cáo quy định, có hai loại hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo gồm:  hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;  hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Ba là: Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Về nguyên tắc, người tố cáo có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật đến cơ quan nhà nước. Trong trường hợp người tố cáo bằng đơn, mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nhận được đơn thì, cơ quan đó có trách nhiệm chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp, mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan tiếp nhận, thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Bốn là: Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo bao gồm: Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;  xác minh nội dung tố cáo;  kết luận nội dung tố cáo;  xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo và,  công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Năm là: Bản chất của kết quả giải quyết tố cáo, nếu người bị tố cáo vi phạm pháp luật, thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; nếu hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì, chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát của thẩm quyền để giải quyết tố cáo; trường hợp người bị tố cáo không vi phạm thì, phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người tố cáo, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâ phạm, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.

Ai có quyền tố cáo

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật tố cáo thì chỉ có công dân, cá nhân, mới có quyền tố cáo về những hành vi vi phạm pháp luật, của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Công dân, có quyền tố cáo đối với những hành vi, vi phạm pháp luật nào

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Tố cáo, công dân có thể tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại, hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, trên tinh thần mọi hành vi vi phạm pháp luật,đều được phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh, người dân có quyền tố cáo bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào.

Tuy nhiên, chúng ta phải phân định hành vi, vi phạm pháp luật để xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết; phân định giữa tố cáo hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ với hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong việc vi phạm quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Theo quy định tại khoản 2, và khoản 3, Điều 2 Luật tố cáo:

 - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, là việc công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

 - Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nướctrong các lĩnh vực, là việc công dân báo cho cơ quan quản lý nhà nước, có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đối với việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.

Khi tố cáo thì người tố cáo cần phải làm gì

Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước, thì người tố cáo có thể viết đơn hoặc trực tiếp đến trình bày với cơ quan có thẩm quyền.

Trong thực tiễn, ngoài các hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì có một loại hành vi mà thực tiễn thường xảy ra rất phổ biến đó là hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. 

Nhằm giúp công dân tố cáo hành vi vi phạm pháp luật tới đúng cơ quan có thẩm quyền, hạn chế trường hợp đơn thư tố cáo vòng vo, hiệu quả giải quyết thấp, Điều 31 Luật tố cáo đã quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo, đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như sau: 

“Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết. Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý được giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 

Tố cáo, có nội dung liên quan đến chức năng quản lý nhà nước của nhiều cơ quan thì các cơ quan có trách nhiệm phối hợp để xác định thẩm quyền giải quyết hoặc báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp trên quyết định giao cho một cơ quan chủ trì giải quyết; tố cáo có nội dung thuộc thẩm quyền giải quyết của nhiều cơ quan thì cơ quan thụ lý đầu tiên có thẩm quyền giải quyết. 

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có dấu hiệu tội phạm, do cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự”.

Vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước, trong các lĩnh vực là hành vi do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm. Vi phạm pháp luật có thể xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực trong quản lý nhà nước và thuộc thẩm quyền xử phạt của rất nhiều cơ quan, cá nhân. Luật tố cáo đã quy định, thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực dựa theo thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, nhằm tạo điều kiện để việc giải quyết tố cáo, xử lý tố cáo có thể được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và chính xác.

Trong trường hợp người tố cáo gửi đơn, mà không trực tiếp đến trình bày tố cáo, và tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình, thì cơ quan tiếp nhận đơn phải chuyển đơn đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo với người tố cáo, nếu có yêu cầu. Nếu người tố cáo đến trình bày trực tiếp, mà tố cáo đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì người tiếp nhận phải, hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết chứ, không nhận đơn để chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Người tố cáo có quyền và nghĩa vụ gì? Họ có thể ủy quyền cho người khác thực hiện việc tố cáo hay không

Việc quy định quyền, và nghĩa vụ của người tố cáo trên nguyên tắc khuyến khích và tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền tố cáo một cách đầy đủ và đúng đắn, đồng thời, có trách nhiệm về việc tố cáo của mình, nhất là trong trường hợp tố cáo không đúng, lợi dụng quyền tố cáo.

Luật tố cáo quy định người tố cáo có quyền:

 - Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; 

 - Được giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích và các thông tin cá nhân khác của mình;

 - Tố cáo tiếp khi, có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật, hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo không được giải quyết; 

 - Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù dập; được khenthưởng theo quy định của pháp luật.

 Bên cạnh những quyền trên, người tố cáo có các nghĩa vụ:

 - Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; 

 - Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được; 

 - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung tố cáo của mình; 

 - Bồi thường thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.

Xuất phát từ khái niệm tố cáo, là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm, về nội dung tố cáo của mình, nếu cố ý tố cáo sai sự thật thì tùy theo tính chất, mức độ, vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chíh hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do vậy, người tố cáo không được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền tố cáo.

Yêu cầu về đơn tố cáo?  

Trong trường hợp, người tố cáo thực hiện quyền tố cáo bằng đơn tố cáo thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật tố cáo, đơn tố cáo gồm những nội dung sau:

 - Ngày, tháng, năm tố cáo;

-Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;

 - Nội dung tố cáo.

Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ.

Theo quy định trên, trường hợp người đến tố cáo có đơn tố cáo cần kiểm tra đơn đã có chữ ký hay chưa, nếu là bản pho tô phải yêu cầu người tố cáo ký lại. Trường hợp đơn tố cáo phô tô được gửi qua đường bưu điện, nhờ người khác chuyển đến thì người có thẩm quyền không tiếp nhận, xem xét, giải quyết theo Luật tố cáo vì chưa đáp ứng đúng yêu cầu về đơn tố cáo đã được pháp luật quy định.

Tại sao người tố cáo phải nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình

Điểm a, Khoản 2, Điêu 9, Luật tố cáo quy định: người tố cáo có nghĩa vụ nên rõ họ, tên, địa chỉ của mình. Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật tố cáo cũng quy định đơn tố cáo phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; trường hợp nếu tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản. Quy định người tố cáo phải nêu rõ họ tên, địa chỉ nhằm mục đích, nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo. Người tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về, nội dung tố cáo, do vậy người tố cáo cần phải ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình. Trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để cố ý tố cáo sai sự thật, thì tùy tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh những trường hợp tố cáo mang tính xây dựng, tích cực thì cũng có không ít người lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, tố cáo tràn lan, không có căn cứ, gây phức tạp, mất đoàn kết nội bộ, làm tốn kém cả thời gian và công sức cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc xem xét, giải quyết. Điều 20 Luật tố cáo quy định, nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết thì phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hay không thụ lý giải quyết tố cáo. Như vậy, từ quy định về nghĩa vụ của người tố cáo tại Điều 9, Luật tố cáo, hình thức tố cáo tại, Điều 19 Luật tố cáo, tiếp nhận và xử lý thông tin tố cáo tại, Điều 20 Luật tố cáo thì chỉ những tố cáo rõ họ, tên, địa chỉ của người tố cáo mới được cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Đây cũng là nội dung đã được khẳng định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như Luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật phòng, chống tham nhũng, vâng vâng, và Quy định số 45ngày 1/11/2011 của Ban chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng cũng quy định không xem xét, giải quyết những đơn tố cáo giấu tên, mạo tên, không rõ địa chỉ.

Thụ lý tố cáo trong trường hợp nào

Điều 20, Luật tố cáo quy định khi nhận được tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thì trong thời hạn 10 ngày (15 ngày đối với trường hợp phải kiểm tra, xác minh nhiều địa điểm), kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý, hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo.

Ngoài ra, nhằm hạn chế tình trạng tố cáo tràn lan, thiếu căn cứ, không có cơ sở, xem xét, giải quyết, Khoản 2 Điều 20 Luật tố cáo quy định các trường hợp không thụ lý giải quyết tố cáo:

-                      Tố cáo về vụ việc, đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới; 

-                      Tố cáo về vụ việc, mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở, để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;  

-                      Tố cáo về vụ việc, mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện kiểm tra, xác minh về hành vi vi phạm, người vi phạm pháp luật.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết những vụ việc tố cáo nào

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 13 và Điều 17 Luật tố cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền giải quyết những vụ việc tố cáo sau:

+ Tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật, trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp.

+ Tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật ,của người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà không phải là cán bộ, công chức nhưng người đó do mình quản lý trực tiếp.

- Đối với những tố cáo, về hành vi phạm tội thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nói riêng; trong trường hợp nhận được những tố cáo này thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải chuyển cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết theo quy định. Tương tự như vậy, trong quá trình xem xét, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của mình, nếu phát hiện hành vi vi phạm về nhiệm vụ, công vụ có dấu hiệu phạm tội thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cũng phải chuyển vụ việc, các thông tin, tài liệu có được cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

Quy định về thời hạn giải quyết tố cáo như thế nào? 

Điều 21 Luật tố cáo quy định: Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày.

Việc xử lý, tố cáo được quy định như thế nào

Việc xử lý tố cáo, của người giải quyết tố cáo là khâu cuối cùng và quan trọng trong quá trình xem xét, giải quyết tố cáo. Điều 25 Luật tố cáo quy định, sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo tiến hành xử lý như sau: 

-                      Trường hợp kết luận người bị tố cáo, không vi phạm các quy định pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người bị tố cáo, cơ quan quản lý người bị tố cáo biết, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật.

-                      Trường hợp kết luận người bị tố cáo, vi phạm các quy định trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. 

-                      Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tại sao các cơ quan, tổ chức, đơn vị  phải có trách nhiệm  bảo vệ người tố cáo?

Bảo vệ người tố cáo, là trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm bảo đảm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo; khuyến khích, động viên người dân dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật, giúp các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Bảo vệ người tố cáo, thể hiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Xử lý, hành vi vi phạm của người tố cáo và những người khác có liên quan như thế nào?

Trong thực tế, không ít trường hợp người tố cáo lợi dụng quyền tố cáo để xuyên tạc, vu khống, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, cố tình tố cáo sai sự thật để gây mất đoàn kết nội bộ, vâng, vâng …Để xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm, Điều 48 quy định xử lý hành vi vi phạm đối với người tố cáo theo hướng dẫn chiếu tới một số hành vi vi phạm đã được quy định tại Điều 8 về các hành vi bị cấm. Luật quy định người tố cáocó hành vi sau đây thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật:

 - Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.

 - Lợi dụng việc tố cáo, để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. 

Xử lý người không chấp hành, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo như thế nào?

Sau khi có kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo phải tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để xử lý theo quy định. Người có trách nhiệm chấp hành quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo nếu không chấp hành thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật” Như vậy, đối tượng có nghĩa vụ chấp hành, là công dân thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thì có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lê Xuân Hùng

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.263.116
Truy cập hiện tại 641