Tìm kiếm tin tức
Quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng
Ngày cập nhật 11/05/2020

Thưa bà con và các bạn

Hiện nay, tình hình thời tiết trên địa bàn bắt đầu diễn ra nắng nóng. Để chủ động phòng ngừa cháy rừng trong mùa khô năm 2020 sắp tới, ủy ban nhân dân xã đề nghị thực hiện nghiêm túc các biện pháp sau đây:

Thực hiện nghiêm túc Nghị định 09 ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính Phủ về phòng cháy, chữa cháy rừng, đồng thời nhằm chủ động xử lý các tình huống khi có cháy rừng xảy ra và thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng.  

1. Kiểm lâm địa bàn:

Quản lý chặt chẽ việc đốt xử lý thực bì để trồng rừng đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật, an toàn không gây cháy lan vào rừng. Nghiêm cấm và xử lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi đốt thực bì tại các thời điểm dự báo cháy rừng cấp 3 trở lên.

Tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra địa bàn có biện pháp ngăn chặn các hoạt động đốt lửa để rà tìm phế liệu chiến tranh, đốt tổ ong, đốt than, khai thác rừng trái phép, phá rừng trái phép, giám sát hiệu quả hoạt động đốt xử lý thực bì của các chủ rừng, chú trọng tuyên truyền việc vệ sinh rừng sau khai thác đối với các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức.

2. Các chủ rừng:

Các chủ rừng tăng cường hơn nữa vai trò trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ rừng-phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức thực hiện tốt phương án phòng cháy chữa cháy rừng đã xây dựng đồng thời tăng cường ngay lực lượng bảo vệ rừng, tổ chức tuần tra canh gác nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy, đưa những người hoạt động trái phép trong rừng ra khỏi rừng, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gây cháy rừng như đốt, rà tìm phế liệu chiến tranh, đốt tổ ong để lấy mật, đốt than, đốt xử lý thực bì sai qui định..., phát hiện và dập tắt kịp thời các điểm cháy. Nếu để xảy ra cháy rừng trong địa bàn mình quản lý thì chủ rừng chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật.

Các tổ chức, cá nhân trên địa bàn khi phát hiện cháy rừng phải kịp thời báo cho ủy ban nhân dân xã, cơ quan Kiểm lâm, Công an, quân đội nơi gần nhất đồng thời chấp hành lệnh huy động người và phương tiện để tham gia chữa cháy rừng.

3. Các Trưởng thôn:

Thường xuyên tuyên truyền tình hình, nguy cơ cấp dự báo cháy rừng đến tận nhân dân và các chủ rừng. Chủ động, nắm chắc lực lượng Tổ phòng cháy chữa cháy của thôn để kịp thời đều động khi có cháy rừng xảy ra.

4. Quy định về xử lý vi phạm trong việc phòng cháy và chữa cháy rừng

Vi phạm quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng và vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng theo Nghị định số 35  ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (tại Điểm b, c - Khoản 1; Điểm a, b, c, d- Khoản 2; Điểm a, b, c, d, đ, e, g- Khoản 5; Điểm a, b, c - Khoản 6; Khoản 10 - Điều 16 và Điều 17 như sau

Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

a) Chủ rừng không thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật;

b) Chủ rừng không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền những thay đổi có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng.

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  1. Chủ rừng không chấp hành các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng của cơ quan có thẩm quyền;
  2. Chủ rừng không xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi rừng mình quản lý;
  3. Chủ rừng không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng;
  4. Chủ rừng, không trang bị các phương tiện, dụng cụ phống cháy và chữa cháy rừng;

3. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

  1. Sử dụng lửa không đúng quy định của pháp luật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng;
  2. Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;
  3. Không tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng;
  4. Không bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước;

đ) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt ở những công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng;

e) Không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng;

g) Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng trái quy định của pháp luật; làm hầm, lò để đốt than trái phép trong rừng;

4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng vi phạm một trong các hành vi sau:

  1. Không có phương án phòng cháy và chữa cháy, công trình phòng cháy và chữa cháy rừng;
  2. Không bảo đảm nước dự trữ phòng cháy và chữa cháy rừng tại các kênh, mương, bể chứa nước, đập, hồ chứa nước trong mùa khô hanh;
  3. Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp 3 trở lên để ngăn chặn cháy rừng do mình quản lý;

5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ rừng không thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng.

Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng

Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng, bị xử phạt như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  1. Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích dưới 500 m2;
  2. Rừng sản xuất có diện tích dưới 400 m2;
  3. Rừng phòng hộ có diện tích dưới 200 m2;
  4. Rừng đặc dụng có diện tích dưới 50 m2;

đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá dưới 2.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  1. Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ 500 m2 đến dưới 1.500 m2;
  2. Rừng sản xuất có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;
  3. Rừng phòng hộ có diện tích từ 200 m2 đến dưới 400 m2;
  4. Rừng đặc dụng có diện tích từ 50 m2 đến dưới 100 m2;
  5. Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  1. Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 5.000 m2;
  2. Rừng sản xuất có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2;
  3. Rừng phòng hộ có diện tích từ 400 m2 đến dưới 600 m2;
  4. Rừng đặc dụng có diện tích từ 100 m2 đến dưới 200 m2;
  5. Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng trong trường họp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  1. Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 5.000 m2 đến dưới 10.000 m2;
  2. Rừng sản xuất có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2;
  3. Rừng phòng hộ có diện tích từ 600 m2 đến dưới 800 m2;
  4. Rừng đặc dụng có diện tích từ 200 m2 đến dưới 300 m2;
  5. Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 25.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

5. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  1. Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 10.000 m2 đế: dưới 15.000 m2;
  2. Rừng sản xuất có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;
  3. Rừng phòng hộ có diện tích từ 800 m2 đến dưới 1.000 m2;
  4. Rừng đặc dụng có diện tích từ 300 m2 đến dưới 500 m2;
  5. Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 25.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  1. Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 15.000 m2 đến dưới 20.000 m2;
  2. Rừng sản xuất có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2;
  3. Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.000 m2 đến dưới 1.500 m2;
  4. Rừng đặc dụng có diện tích từ 500 m2 đến dưới 700 m2;
  5. Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 40.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng trong trường họp rừng bị thiệt hại không tín*h được bằng diện tích.

7. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  1. Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 20.000 m2 đến dưới 25.000 m2;
  2. Rừng sản xuất có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.500 m2;
  3. Rừng phòng hộ có diện tích từ 1.500 m2 đến dưới 2.500 m2;
  4. Rừng đặc dụng có diện tích từ 700 m2 đến dưới 900 m2;
  5. đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:

  1. Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 25.000 m2 đến dưới 30.000 m2;
  2. Rừng sản xuất có diện tích từ 3.500 m2 đến dưới 5.000 m2;
  3. Rừng phòng hộ có diện tích từ 2.500 m2 đến dưới 3.000 m2;
  4. Rừng đặc dụng có diện tích từ 900 m2 đến dưới 1.000 m2;
  5. Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
  6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  7. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quỵ định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.

 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.272.959
Truy cập hiện tại 1.231