Tìm kiếm tin tức
V/v chủ động phòng, chống nắng nóng, dịch bệnh cho đàn vậtnuôi.
Ngày cập nhật 17/05/2024

Để chủ động phòng, chống nắng nóng, dịch bệnh cho đàn vật nuôi, UBND xã yêu cầu nhân viên thú y xã phối hợp với các trưởng thôn thực hiện các nội dụng sau:  

  1. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi gia súc, gia cầm áp dụng các biện pháp phòng chống nắng, nóng, dịch bệnh hay xảy ra vào mùa hè cho từng đối tượng vật nuôi; các biện pháp, kỹ thuật chữa cảm nắng, cảm nóng cho gia súc, gia cầm và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
  2. Chủ động tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc nhân dân về công tác phòng, chống nắng nóng, dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm đặc biệt chú ý phòng dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò; bệnh tai xanh ở lợn (PRRS); Dịch tả lợn Châu Phi; Lở mồm long móng; Cúm gia cầm và các bệnh kế phát khác trên địa bàn quản lý;
  3. Hướng dẫn các chủ nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng; tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm nuôi mới hoặc chưa được tiêm trong vụ Xuân; có kế hoạch triển khai việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ hàng tháng, trong đó tăng cường thực hiện tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nơi chôn hủy động vật mắc bệnh và những nơi có nguy cơ dịch bệnh cao;
  4. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo, cung cấp thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng; kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, đặc biệt chú ý đối với các bệnh: Dịch tả Châu Phi, tai xanh ở lợn, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trâu bò và cúm gia cầm để chủ động phát hiện và xử lý, không để lây lan ra diện rộng;
  5. Tiếp tục thực hiện công tác tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nơi tập trung mua bán động vật và sản phẩm động vật, các hố tiêu hủy, những nơi có nguy cơ dịch bệnh cao.
  6. Vận động nhân dân  áp dụng biện pháp làm mát khu vực chăn nuôi, chuồng trại cao thoáng, che hướng nắng. Để quạt khi nghiệt độ cao trên 360C; giản mật độ nuôi; chế biến, dự trữ thức ăn để cho ăn bổ sung; tăng cường khẩu phần thức ăn xanh và các loại thức ăn giàu vitamin, giàu đạm; giảm tinh bột, mỡ, đường, áp dụng khẩu phần ăn làm giảm tăng nhiệt cơ thể cho vật nuôi; cấp đủ nước sạch cho gia súc, gia cầm uống. Đối với trâu, bò, dê nên chăn thả ở những nơi có đầy đủ bóng mát và nước uống sạch; không chăn thả hoặc làm việc vào lúc nhiệt độ cao áp dụng biện pháp đi sớm về sớm, đi trể về trể.
  7. Hướng dẫn các cơ sở áp dụng biện pháp làm mát khu vực chăn nuôi,
    chuồng trại cao thoáng, sạch sẽ, che hướng nắng; Để quạt khi nhiệt độ cao trên
    36oC ho c phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt; giản mật độ nuôi. Chế biến,
    dự trữ thức ăn để cho ăn bổ sung; tăng cường khẩu phần thức ăn xanh và các loại
    thức ăn giàu vitamin, giàu đạm; giảm tinh bột, mỡ, đường, áp dụng khẩu phần ăn
    làm giảm tăng nhiệt cơ thể cho vật nuôi. Cung cấp đủ nước sạch, mát có bổ sung
    chất điện giải và bổ sung các loại vitamin đ c biệt là Vitamin C cho gia súc, gia
    cầm uống để tăng sức đề kháng và giải nhiệt. Lắp các thiết bị van nước tự động để luôn cấp đủ nước sạch cho gia súc, gia cầm uống nếu có điều kiện. Đối với trâu, bò, dê nên chăn thả vào buổi sáng từ 6-9 giờ sáng, buổi chiều chăn thả muộn từ 16-18h chiều. Những ngày nắng nóng, thời điểm nhiệt độ thường cao nhất là từ 12 giờ đến 16 giờ trong ngày, không chăn thả và cho trâu, bò nghỉ làm việc, nhốt tại chuồng ho c tại các khu vực có bóng mát, cây xanh và có nước uống sạch, đặt biệt chú ý chăm sóc gia súc non. Nếu có điều kiện nên di chuyển đàn gia súc đến nơi có nguồn nước và bổ sung thức ăn tại chỗ.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.529.238
Truy cập hiện tại 1.375