Tìm kiếm tin tức
Kết quả Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ năm 2023
Ngày cập nhật 02/05/2024

Phần I
Báo cáo việc thực hiện công tác Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ năm 2023
 

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Đặc điểm:

Dương Hòa là một xã miền núi, với tổng số hộ dân 508 hộ/2115  nhân khẩu trên 5 thôn, tổng diện tích tự nhiên hơn 26 nghìn héc ta. Kinh tế của địa phương chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp, đời sống của người dân vẫn còn  nhiều khó khăn nhất định.

Trên địa bàn xã hiện có 01 trường TH&THCS, 01 trường mầm non. Chất lượng giáo dục ở các cấp học trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, ổn định về số lượng, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó các hộ gia đình trên địa bàn luôn quan tâm đến việc học tập và tương lai của con em mình nên đã dành nhiều tâm huyết cho con em mình tiếp tục theo học tập ở các cấp học ngày càng cao. Đây là một niềm tự hào đối với  nền giáo dục của địa phương.

Hằng năm Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục- Xóa mù chữ đã tham mưu với lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về các chủ trương, chính sách, các Quyết định, kế hoạch của các cấp có liên quan đến công tác Phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ, để có hướng chỉ đạo thực hiện tốt. 

          Tham mưu chính quyền địa phương, phối hợp các ban ngành đoàn thể, các thôn dân cư trên địa bàn xã  để làm tốt công tác tuyên truyền về một số văn bản của cấp trên liên qua đến công tác Phổ cập giáo dục – xóa mù chữ.

          Ban chỉ đạo phối hợp với các ban ngành liên quan làm tốt công tác điều tra các hộ gia đình; huy động trẻ trong độ tuổi đến trường đạt tỷ lệ cao.

          Tham mưu công tác đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, thực hiện các chế độ chính sách cho giáo viên và trẻ nhằm đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định để thực hiện Phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ đúng tiến độ, lộ trình của kế hoạch.      

2. Thuận lợi và khó khăn:

* Thuận lợi

          - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của UBND thị xã, phòng Giáo dục và Đào tạo  thị xã Hương Thuỷ, sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy và sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong toàn xã trong quá trình triển khai công tác Phổ cập Giáo dục –Xóa mù chữ.

- Có đầy đủ các hệ thống văn bản chỉ đạo, định hướng của cấp trên và phần mềm hổ trợ về công tác phổ cập Giáo dục – Xóa mù chữ.

         - Được sự quan tâm đầu tư kinh phí của các cấp để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị dạy học tối thiểu, đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục – Xóa mù chữ trên địa bàn.

- Đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên luôn đảm bảo về số lượng  và chất lượng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ giáo viên ngày càng được nâng lên, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100% và trên chuẩn.

          - Chât lượng “ Chăm sóc – nuôi dưỡng – giáo dục trẻ” của nhà trường ngày càng được nâng cao đã tạo được niềm tin cho phụ huynh yên tâm gửi con tại trường.

          - Giáo viên và trẻ được đảm bảo đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định, nhất là chế độ miễn giảm học phí, cấp bù học phí và chế độ hổ trợ ăn trưa cho trẻ.

          *. Khó khăn

          Cơ sở 1 và cơ sở 2 của Trường cách xa nhau, số cháu ở điểm trường 02 ít nên còn ghép các độ tuổi. Công tác điều tra hộ gia đình còn nhiều bất cập, sổ hộ khẩu ở nơi này nhưng sinh sống ở nơi khác.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ:

1. Công tác của Ban Chỉ đạo Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ

- Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền địa phương trong công tác phổ cập giáo dục xóa mù chữ. Hằng năm cấp uỷ Đảng và HĐND ban hành Nghị quyết về chủ trương và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục địa phương, UBND xã ban hành Kế hoạch chi tiết về chỉ tiêu nhiệm vụ từng năm học để chỉ đạo.

- Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, Ban chỉ đạo PCGD-XMC xã tổ chức phân công các thành viên làm tốt công tác vận động con em ra lớp. Điều tra nắm chắc đối tượng để huy động hết trẻ trong độ tuổi đến trường. Vận động các em bỏ học giữa chừng trở lại trường.

- Tổ chức tuyên truyền các chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quốc hội, của Chính phủ, quyết định của Bộ GD&ĐT, chỉ thị của Tỉnh uỷ, Thị uỷ, HĐND, UBND Thị xã, UBND xã về công tác phổ cập đến tận các thôn xóm.

- Tăng cường hoạt động thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của Hội đồng giáo dục xã. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục với những hình thức và biện pháp cụ thể, thiết thực nhằm huy động mọi nguồn lực, mọi tầng lớp xã hội, mọi đoàn thể để thực hiện tốt mục tiêu PCGDMNCT5T, PCGDTH, PCGDTHCS và XMC.

2. Kết quả PCGD-XMC năm 2023

Căn cứ Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc PCGD-XMC; Thông tư số 07/2016/TT/BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định về điều kiện đảm bảo và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD-XMC và Quyết định số 1387/QĐ-BGDĐT ngày 29/4/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đính chính Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy định, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGD-XMC. Căn cứ kết quả kiểm tra PCGD –XMC năm 2023 Kết quả công tác PCGD-XMC của xã Dương Hòa đạt được như sau:

2.1. Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi

- Tỉ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến trường: 29/29 cháu đạt 100%

- Trẻ học 2 buổi trên ngày: 29 trẻ.

- Trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non: 29

- Tổng số trẻ 3-5 tuổi: 72 trẻ, ra lớp: 72 trẻ; Tỉ lệ: 100% trong đó trẻ học tại địa bàn là 72 trẻ.

- Tổng số trẻ 0-2 tuổi: 58 trẻ, ra lớp: 15 trẻ; Tỉ lệ: 25,86% trong đó trẻ học tại địa bàn là 15 trẻ, trẻ học ngoài địa bàn là 0 trẻ.

- Tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi từ 0-5 tuổi trên địa bàn: 0; số trẻ khuyết tật được tiếp cận giáo dục: 0; Tỉ lệ: 0,0.

2.2. Phổ cập giáo dục Tiểu học

- Tổng số trẻ 6 tuổi huy động vào lớp 1: 20 em

- Tổng số trẻ 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học (năm học 2022 - 2023): 23 em, đạt tỉ lệ 100%

- Tổng số trẻ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học (tính đến năm học 2022 - 2023): 86/88 đạt tỉ lệ 97.7%.

- Tổng số trẻ 11 tuổi đang học ở Tiểu học 02 em chiếm tỉ lệ 0.03%.

- Số trẻ 6-14 tuổi ngoài nhà trường: 08 em; Tỉ lệ: 9.09%.

- Tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi từ 11-14 tuổi trên địa bàn: 05, trong đó số trẻ khuyết tật 11-14 tuổi được tiếp cận giáo dục: 05 em; Tỉ lệ: 100%.

2.3. Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở

- Tổng số thanh, thiếu niên từ 15-18 tuổi phải phổ cập: 100; tốt nghiệp THCS (tính đến năm học 2022 - 2023): 100; Tỉ lệ 100%.

- Tổng số thanh, thiếu niên từ 15-18 tuổi đã tốt nghiệp THCS đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên, GDNN: 87 em; Tỉ lệ 87%.

- Số thanh, thiếu niên trong độ tuổi 11-18 tuổi bỏ học (cả 3 cấp): 13 em; Tỉ lệ 13 %. trong đó độ tuổi từ 11-14 tuổi bỏ học: Không; độ tuổi từ 15-18 tuổi bỏ học: 13 em.

- Số thanh, thiếu niên từ 15-18 ngoài nhà trường (cả 3 cấp): 13 em; Tỷ lệ 13 %.

- Số lớp PCGD THCS: Không.

- Tổng số trẻ khuyết tật trong độ tuổi từ 11-14 trên địa bàn: 04 em, Số trẻ khuyết tật 11-14 có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục: 02 em; Tỉ lệ: 50%.

2.4. Công tác Phổ cập Trung học phổ thông

- Tổng số học sinh TNTHCS (hai hệ) năm qua (học sinh lớp 9 năm học 2022-2023): 24 em đạt tỉ lệ 100%;

- Số học sinh tốt nghiệp THCS năm học 2022-2023: 24 học sinh vào học lớp 10 THPT, GDTX THPT, TCCN, trường dạy nghề 23 chiếm tỉ lệ 95,83% (trong đó vào học lớp 10 THPT: 22; Tỉ lệ: 95,65 %, học nghề 01, tỉ lệ 4,35%).

- Tổng số học sinh tốt nghiệp THPT năm qua (năm học 2022-2023): 22/22; Tỉ lệ 100%;

- Tổng số thanh, thiếu niên từ 18-21: 98; có bằng tốt nghiệp THPT, BT THPT, THCN: 93; Tỉ lệ 94,89%

- Số thanh, thiếu niên trong độ tuổi 18-21 tuổi ngoài nhà trường: 05 em; Tỉ lệ 5,1%.

2.5. Kết quả xóa mù chữ

Tổng dân số độ tuổi từ 15 đến 25: 311 trong đó:

- Số người trong độ tuổi từ 15-25 biết chữ: 311 tỉ lệ: 100%

- Số người trong độ tuổi từ 15-25 mù chữ: 0 tỉ lệ: 0,0%

+ Số người mù chữ mức độ 1: 0 người; Tỉ lệ: 0,0%

+ Số người mù chữ mức độ 2: 0 người; Tỉ lệ: 0,0%

Tổng dân số độ tuổi từ 15 đến 35: 713 trong đó:

- Số người trong độ tuổi từ 15-35 biết chữ: 712, tỉ lệ: 99,86%

- Số người trong độ tuổi từ 15-35 mù chữ: 01, tỉ lệ: 0,14%

+ Số người mù chữ mức độ 1: 01 người; Tỉ lệ: 0,14%.

+ Số người mù chữ mức độ 2: 04 người; Tỉ lệ: 0,56%

Tổng dân số độ tuổi từ 15 đến 60: 1308 trong đó:

- Số người trong độ tuổi từ 15-60 biết chữ: 1276; tỉ lệ: 97,55%

- Số người trong độ tuổi từ 15-60 mù chữ: 32 người, tỉ lệ: 2,45%

+ Số người mù chữ mức độ 1: 32 người; Tỉ lệ: 2,45%

+ Số người mù chữ mức độ 2: 53 người; Tỉ lệ: 4,05%

3. Điều kiện đảm bảo

3.1. Cơ sở vật chất

3.1.1. Mầm non:

- Trường có 1 phòng học kiên cố cho 1 lớp mẫu giáo 5 tuổi, đạt chuẩn theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

- Có 1/1 lớp có đủ bộ thiết bị dạy học tối thiểu để thực hiện chương trình GDMN, đạt tỉ lệ 100%.

- Trường có sân chơi xanh, sạch, đẹp và đồ chơi ngoài trời được sử dụng thường xuyên, an toàn, có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước, đủ công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảm đảm vệ sinh.

3.1.2. Tiểu học:

- Trường có 09 lớp với số phòng học là 09 đạt tỷ lệ: 1,0 phòng/lớp. Trong đó số phòng học kiên cố là: 9/9 phòng, đạt tỷ lệ 100%.

- Hệ thống phòng hành chính quản trị gồm: Phòng phó Hiệu trưởng: 1; Văn phòng: 1; Phòng Y tế: 1; Phòng hoạt động Đội TNTP: 1; Phòng họp: 1; Phòng Thư viện: 1; Phòng Thiết bị: 1; Phòng bộ môn: 2; Có 2 khu vệ sinh dành cho giáo viên, 2 khu vệ sinh dành cho học sinh riêng biệt nam và nữ. 

- Trường có diện tích sân chơi, bãi tập bảo đảm trên 30% tổng diện tích toàn trường, có cổng trường, tường rào an toàn; có nhiều cây xanh thoáng mát, có đèn chiếu sáng đầy đủ.

3.1.3. THCS:

- Trường có số phòng học là 4/4 phòng đạt tỷ lệ: 1,0 phòng/lớp. Trong đó, số phòng học kiên cố là: 4/4 phòng, đạt tỷ lệ 100%.

- Hệ thống phòng hành chính quản trị gồm: Phòng phó Hiệu trưởng - phụ trách trường: 1; Văn phòng: 1; Phòng Y tế: 1; Phòng hoạt động Đội TNTP: 1; Phòng họp: 1; Phòng Thư viện: 1; Phòng thiết bị: 1; Phòng bộ môn: 04. Có 2 khu vệ sinh dành cho giáo viên, 2 khu vệ sinh dành cho học sinh riêng biệt nam và nữ.

- Trường có diện tích sân chơi, bãi tập bảo đảm trên 30% tổng diện tích toàn trường, có cổng trường, tường rào an toàn; có nhiều cây xanh thoáng mát, có đèn chiếu sáng đầy đủ.

- Trường Có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo TT số 19/2009/TT-BGDĐT. Điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo theo Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.

3.3. Giáo viên:

3.3.1. Mầm non:

- Có 8/8 giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định, đạt 100%.

- Có 2/2 giáo viên/1 lớp mẫu giáo 5 tuổi, đạt tỉ lệ 2.

- Có 2 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn về trình độ đào tạo (trong đó trên chuẩn 2 giáo viên).

- Có 2 giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non (trong đó trên chuẩn 2 giáo viên).

3.3.2. Tiểu học:

- Đủ giáo viên và nhân viên theo quy định tại Thông tư lên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ  Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.                  

- Tỉ lệ giáo viên đứng lớp:  14/9 đạt tỉ lệ 1,56 GV/lớp

- Trình độ giáo viên đạt chuẩn trở lên:  14/14 đạt tỉ lệ 100%

- Tỷ lệ giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp: 14/14đạt tỉ lệ 100%

3.3.3. THCS:

- Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định tại Thông tư lên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ  Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.       

- Tổng số giáo viên: 14 người, trong đó: Giáo viên đạt chuẩn đào tạo 14/14, tỉ lệ 100%

- Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS 14/14, tỉ lệ 100%.

- Xã Dương Hòa có phân công người theo dõi công tác PCGD-XMC tại địa bàn theo Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo PCGD-XMC của xã.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ và khảo sát thực tế, đối chiếu với Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về Phổ cập giáo dục xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 3 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ của xã Dương Hòa đạt chuẩn PCGDMNCT5T, PCGDTH mức độ 3, PCGDTHCS mức độ 3 và PCGDXMC mức độ 2, năm 2023.

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

- Được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền địa phương, trong đó sự giúp đỡ của Phòng Giáo dục và Ban chỉ đạo phổ cập của Thị xã, việc phối hợp giữa nhà trường và các đoàn thể trong địa phương đã vận động con em đến trường khá tốt, hàng năm tỷ lệ học sinh được huy động đến trường trong độ tuổi đạt 100%.

- Đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

2. Hạn chế

Trình độ dân trí đang còn thấp, chưa đồng đều, nhận thức về giáo dục những năm gần đây có tiến bộ hơn nhưng so với yêu cầu đặt ra còn hạn chế. Địa bàn cách trở không tập trung phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập của các em.

Phần II

Phương hướng thực hiện công tác Phổ cập giáo dục - Xóa mù chữ năm 2024

I. MỤC TIÊU CHUNG

Nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện, mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao, tiến tới phổ cập giáo dục trung học phổ thông ở những nơi có điều kiện; cơ bản xóa mù chữ và ngăn chặn tái mù chữ ở người lớn; đẩy mạnh công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở đi đôi với phát triển mạnh và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông gắn với dạy nghề nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

- Tiếp tục duy trì kết quả đã đạt được.

- Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn xã, quá trình thực hiện công tác PCGD - XMC, lãnh đạo địa phương, BCĐ phổ cập GD xã và nhà trường cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Thực hiện tốt công tác điều tra trẻ em trong độ tuổi đến trường.

+ Huy động tối đa trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo, trẻ 6 tuổi vào lớp một, huy động tối đa trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 và trẻ tốt nghiệp THCS vào học trung học phổ thông hoặc các trường nghề.

 + Cập nhật hồ sơ theo độ tuổi để theo dõi và thực hiện công tác PCGD xóa mù chữ trên địa bàn xã.

 + Kết hợp 3 môi trường để làm tốt công tác giáo dục.

 + Tạo mọi điều kiện tốt, an toàn để 100% trẻ được đến trường và được học tập trong một môi trường lành mạnh.

 + Vận động nhân dân tham gia quỹ khuyến học, trích từ quỹ này hỗ trợ cho học sinh nghèo vượt khó, bồi dưỡng học sinh giỏi.

 + Đầu tư nâng cao chất lượng để giảm tỷ lệ học sinh yếu.

 + Huy động trẻ 6-11 tuổi theo học trường phổ thông, không bỏ học giữa chừng.

 + Tham mưu tốt với các cấp ngành tạo điều kiện đầy đủ về nguồn kinh phí cũng như con người cho công tác  phổ cập xóa mù chữ.

 - Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục các cấp chỉ đạo thực hiện tốt công tác điều tra trẻ từ 0-60 tuổi trên địa bàn. Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả phổ cập giáo dục, xóa mù chữ theo Nghị định 20/2014/NĐ-CP, Thông tư 07/2016/TT-BGD&ĐT.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.529.296
Truy cập hiện tại 1.422