Tìm kiếm tin tức
KẾ HOẠCH Thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2024
Ngày cập nhật 17/01/2024

Thực hiện Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc ban hành Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025; Kế hoạch số 353/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2025;   Kế hoạch số 370/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;                                                                                                           

Thực hiện Nghị quyết số 72/NQ-HĐND ngày 15 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân thị xã về việc phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Hương Thủy giai đoạn 2021 -2025; Quyết định số 9138/QĐ-UBND ngày 31/12/2021của UBND thị xã Hương Thủy về việc phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã Hương Thủy giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số    34/NQ-HĐND ngày 19/12/2023 của Hội đồng nhân dân thị xã Hương Thủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và Kế hoạch số 01/KH-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2024 của UBND thị xã Hương Thủy về việc thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu thị xã Hương Thủy năm 2024.

Thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/ĐU ngày 26 tháng 12 năm 2023 của Đảng ủy xã về lãnh đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; Nghị quyết số 39/NQ-HĐND ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2024, UBND xã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao năm 2024, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Xây dựng và phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, hình thành nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp du lịch gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, phù hợp điều kiện đất đai của địa phương, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo sản xuất nông nhiệp phát triển bền vững nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành, đáp ứng thị trường tiêu thụ và nhu cầu của người tiêu dùng; xây dựng và phát triển thương hiệu một số sản phẩm chủ lực; hoàn thiện và chuẩn hóa một số sản phẩm có tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP; nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích góp phần hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế ngành nông nghiệp, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt, tập trung đầu tư các tiêu chí chưa đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; phấn đấu sớm đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kinh tế phát triển, hạ tầng kinh tế xã hội theo hướng hiện đại, phù hợp, môi trường sinh thái trong lành, bản sắc văn hóa làng quê được giữ gìn và phát huy, an ninh trật tự đảm bảo, hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, nhân dân hài lòng và đồng tình ủng hộ.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 2023

1. Kết quả rà soát, đánh giá mức độ đạt 19 tiêu chí Nông thôn mới

Qua rà soát, đối chiếu Phụ lục 01 tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xã đạt 19/19 tiêu chí, đạt 100%, cụ thể: (Có Phụ lục 01 chi tiết kèm theo).

1.1. Tiêu chí số 01        : Quy hoạch.

1.2. Tiêu chí số 02        : Giao Thông.

1.3. Tiêu chí số 03        : Thủy lợi và phòng, chống thiên tại.

1.4. Tiêu chí số 04        : Điện.

1.5. Tiêu chí số 05        : Trường học.

1.6. Tiêu chí số 06        : Cơ sở vật chất Văn hóa.

1.7. Tiêu chí số 07        : Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

1.8. Tiêu chí số 08        : Thông tin và tuyền thông.

1.9. Tiêu chí số 09        : Nhà ở dân cư.

1.10. Tiêu chí số 10      : Thu nhập.

1.11. Tiêu chí số 11      : Nghèo đa chiều.

1.12. Tiêu chí số 12      : Lao động.

1.13. Tiêu chí số 13      : Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn.

1.14. Tiêu chí số 14      : Giáo dục.

1.15. Tiêu chí số 15      : Y té.

1.16. Tiêu chí số 16      : Văn hóa.

1.17. Tiêu chí số 17      : Môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm.

1.18. Tiêu chí số 18      : Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật.

1.19. Tiêu chí số 19      : Quốc phòng và An ninh. 

2. Kết quả rà soát, đánh giá mức độ đạt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao theo Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (Có Phụ lục 02 chi tiết kèm theo báo cáo).

Qua rà soát, đối chiếu Phụ lục 02 thuộc Quyết định số 2265/QĐ-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xã đạt 13/19 tiêu chí, còn lại 06 tiêu chí chưa đạt cần tập trung đầu tư, cụ thể: (Có Phụ lục 02 chi tiết kèm theo).

2.1. Tiêu chí đã đạt: 12 Tiêu chí.

2.1.1. Tiêu chí số 02     : Giao Thông.

2.1.2. Tiêu chí số 03     : Thủy lợi và phòng, chống thiên tại.

2.1.3. Tiêu chí số 04     : Điện.

2.1.4. Tiêu chí số 07     : Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.

2.1.5. Tiêu chí số 08     : Thông tin và tuyền thông.

2.1.6. Tiêu chí số 09     : Nhà ở dân cư.

2.1.7. Tiêu chí số 10     : Thu nhập.

2.1.8. Tiêu chí số 11     : Nghèo đa chiều.

2.1.9. Tiêu chí số 12     : Lao động.

2.1.10. Tiêu chí số 14   : Y tế.

2.1.11. Tiêu chí số 15   : Hành chính công.

2.1.12. Tiêu chí số 18   : Chất lượng môi trường sống.

2.1.13. Tiêu chí số 19   : Quốc phòng và An ninh. 

2.2. Tiêu chí chưa đạt: 06 Tiêu chí.

2.2.1. Tiêu chí số 01     : Quy hoạch.

2.2.2. Tiêu chí số 05     : Giáo dục

2.2.3. Tiêu chí số 6       : Văn hóa

2.2.4. Tiêu chí số 13     : Tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn

2.2.5.Tiêu chí số 16      : Tiếp cận pháp luật

2.2.6. Tiêu chí số 17     : Môi trường.

II. NHỮNG NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

1. Mục tiêu tổng quát  

Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch, chương trình hành động, quyết tâm đoàn kết toàn Đảng bộ, phấn đấu thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra; phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao chậm nhất vào năm 2024.

Hạ tầng Kinh tế - Xã hội phát triển mạnh; xác định trồng rừng sản xuất và thanh trà, bưởi da xanh là sản phẩm chủ lực của địa phương; gắn phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch cộng đồng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững. Xây dựng nông thôn mới Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, gắn liền với bản sắc truyền thống của thị xã Hương Thủy nói chung, xã An toàn khu Dương Hòa nói riêng.

2. Mục tiêu cụ thể

2. 1. Ngành trồng trọt

Tiếp tục phát triển mở rộng mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đặc biệt đẩy mạnh phát triển vùng nguyên liệu trồng bưởi thanh trà 5 ha, nâng tổng số diện tích cây ăn quả đến cuối năm 2024 lên 80 ha (gồm thanh trà, bưởi da xanh và các loại cây ăn quả khác...).

Áp dụng công nghệ cao trong ngành: Tỷ lệ diện tích sử dụng thiết bị bay không người lái để phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại đạt 50 - 60% diện tích trồng cây ăn quả. Khoảng trên 90% diện tích cây ăn quả ứng dụng công nghệ cao, phun tưới tự động, tưới nhỏ giọt trong khâu chăm sóc cây trồng.

Hình thành các vùng trồng cây dược liệu như cà gai leo, tràm năm gân và một số cây dược liệu khác có hiệu quả.

Nhân rộng và phát triển mô hình vùng trồng hoa cúc, cây cảnh có giá trị cao.

Thí điểm một số mô hình trồng sen từ đất sản xuất nông nghiệp, ao hồ nuôi cá kém hiệu quả có sẳn sang lồng ghép trồng sen.

Xây dựng các sản phẩm trồng trọt có tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP: Bộ sản phẩm dược liệu tinh dầu Thanh trà Liên Minh Xanh, sản phẩm quả Thanh trà và hoàn thiện sản phẩm OCOP du lịch cộng đồng (nếu có)...

Xây dựng “Mã vùng trồng” và “Truy xuất nguồn gốc” cho sản phẩm thanh trà Dương Hòa.

Xây dựng được quy trình chuyển hóa đất canh tác hiện có sang canh tác đáp ứng các tiêu chuẩn nông nghiệp an toàn theo hướng hữu cơ. Phấn đấu hình thành một mô hình chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản an toàn.

Duy trì độ che phủ rừng đạt trên 85%; khai thác và trồng lại trên 300 ha rừng trồng; trồng rừng gỗ lớn theo chứng chỉ FSC khoảng trên 40 ha.

2. Ngành chăn nuôi

Tổng đàn gia súc (trâu, bò): Thôn Hạ 135 con; Buồng Tằm 52 con; Hộ 178 con; Thanh Vân 232 con và thôn Khe Sòng 48 con bằng năm 2023; Gia cầm: 3.000 con bằng năm 2023.

Phát triển ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi lợn; Xây dựng “Truy xuất nguồn gốc” cho sản phẩm thịt bò Dương Hòa.

Tỷ lệ đàn bò lai chiếm 30%, tăng 20% so với năm 2023.

3. Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi cá đạt 2,9 ha. Sản lượng cá thu được 5 tấn.

Cá nuôi cũng được đầu tư phát triển với các chủng loại có chất lượng cao, tăng năng suất thay thế các loại cá truyền thống.

4. Xây dựng nông thôn mới

Tủy theo tình hình thực tế của địa phương, Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân xã ban hành nghị quyết chỉ đạo từng bước triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ; trên cơ sở đó UBND xã, Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức Chính trị - Xã hội xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; kiện toàn Ban chỉ đạo, Ban quản lý các chương trình, dự án và các ban phát triển thôn trên địa bàn xã; tổ chức phân công trách nhiệm cho các thành viên BCĐ, BQL xã và BPT thôn xây dựng nông thôn mới tham mưu thực hiện các tiêu chí liên quan đến lĩnh vực phụ trách; (Có Phụ lục 02 kèm theo)

Tổ chức sơ, tổng kết rút kinh nghiệm khen thưởng các tập thể cá nhân có thành tích trong phong trào thi đua “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Tổ chức tham quan, học tập một số mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu, hiệu quả của các đơn vị bạn.

Phấn đấu đến năm 2024 được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.          

5. Quan điểm xây dựng kế hoạch

Phát triển nông nghiệp gắn liền xây dựng dựng nông thôn mới trên địa bàn xã phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển chung của xã. Phát triển nông nghiệp gắn liền xây dựng dựng nông thôn bền vững, dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh và vị trí địa lý, nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn nhân lực có chất lượng, tạo sự liên kết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chú trọng đến tăng trưởng xanh, không gây ô nhiễm môi trường, không xâm hại tài nguyên; sử dụng tối ưu nguồn lực về tài nguyên, nhân lực, tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao tỷ trọng đóng góp của giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương và bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật canh tác hữu cơ, VietGap trong sản xuất nông nghiệp để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, nâng cao giá trị gia tăng và giữ vững bền vững hệ sinh thái nông nghiệp, coi trọng chất lượng, đặc biệt nông sản sạch, an toàn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp để vừa phát triển thị trường vừa nâng cao giá trị sản phẩm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở các chỉ tiêu, định hướng phát triển nông nghiệp gắn liền với xây dựng nông thôn mới năm 2024, Ủy ban nhân dân xã phân công nhiệm vụ để tổ chức thực hiện sau:

1. Công chức Địa chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các phòng, ban thị xã, các đoàn thể xã có liên quan và các Trưởng thôn triển khai thực hiện kế hoạch; tổ chức sản xuất, quản lý phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là xây dựng, củng cố các chuỗi liên kết sản xuất có hiệu quả; xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Rà soát, kiểm tra chặt chẽ quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch sử dụng đất; đề xuất các chính sách liên quan đến đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học theo hướng tạo thuận lợi cho nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững.

Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động đối với các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, các hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và tham mưu xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Tham mưu UBND xã trong chỉ đạo, điều hành kinh tế tập thể thuộc lĩnh vực nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX, tổ hợp tác, giữ vai trò nòng cốt trong quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp.

Thường xuyên phối hợp rà soát, tham mưu quy hoạch các vùng sản xuất tập trung; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc xây dựng vùng nguyên liệu nông sản.

Tổ chức chọn vùng, chọn hộ sản xuất hình thành cánh đồng mẫu lớn, tổ chức sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đảm bảo theo các nội dung đã đề ra.

Phối hợp Hội nông dân xã hợp đồng tiêu thụ nông sản theo chuỗi liên kết sản xuất trên địa bàn. Thực hiện các đề tài, dự án và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.

2. Công chức Tài chính - Kế toán: Tham mưu UBND xã trong việc lồng ghép các nguồn kinh phí để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp. Chủ trì tham mưu UBND xã trong đầu tư kết cấu hạ tầng sản xuất phù hợp để tạo thuận lợi trong quá trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, chương trình xây dựng nông thôn mới; kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.  

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức chính trị - xã hội xã

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Tổ chức Chính trị - Xã hội xã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của thị xã, Hội cấp trên và UBND xã tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên thực hiện dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn và tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, chương trình nông thôn mới đạt kết quả tốt.

Phối hợp triển khai tuyên truyền các cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn. Hướng dẫn tổ chức xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm nông sản; xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản chủ lực của xã. Làm đầu mối giúp nông dân ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết sản xuất, tiêu sản phẩm.

Phối hợp tốt trong công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn về nông nghiệp sạch, kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao. Tăng cường công tác dự báo tình hình phát sinh, gây hại của các đối tượng sâu bệnh, dịch bệnh; hướng dẫn nông dân, hội viên giải pháp thích hợp, kịp thời phòng trừ các đối tượng gây bệnh cho cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp.

Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiểm soát chặt chẽ và đề xuất xử lý các hành vi gian lận thương mại, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản và vật tư nông nghiệp.

Phối hợp xây dựng kế hoạch triển khai sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, trong đó chú trọng chọn vùng, chọn hộ sản xuất. Chủ động thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc tiếp cận vốn, thủ tục vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng để phục vụ sản xuất, kinh doanh theo quy định.

4. Quản lý Nhà văn hoá - Đài truyền thanh xã: Chủ trì, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể liên quan thường xuyên phổ biến, tuyên truyền về phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; tăng cường thời lượng phát sóng, có chuyên mục về công tác dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn và sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao; cập nhật, đưa tin về các mô hình, các điển hình tiên tiến và kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh nông sản sạch.

5. Các Trưởng thôn

- Tuyên truyền, vận động người dân tích cực sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt các khâu như làm đất, cung ứng giống, vật tư, phân bón, các sản phẩm nông sản sạch trên địa bàn... đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn nông nghiệp sạch cho người sản xuất;

- Phối hợp với các Tổ chức Chính trị - Xã hội xã triển khai kế hoạch sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, trong đó chú trọng chọn vùng, chọn hộ sản xuất; hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.

 

 

 

 

                                                                                                                 


 

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.534.148
Truy cập hiện tại 3.631