Tìm kiếm tin tức
Tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Ngày cập nhật 18/11/2023

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2022 của Thủ thướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 07/QĐ-BCĐCTW-VPĐP ngày 17 tháng 10 năm 2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 về ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm thuộc Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Kế hoạch số 353/KH-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025;

          Căn cứ Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2023 của UBND tỉnh triển khai Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

          Căn cứ Kế hoạch số 169/KH-UBND ngày 24 tháng 10 năm 2023 của UBND thị xã Hương Thuỷ triển khai Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ

môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

 

UBND xã ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thị xã (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

          Cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung của Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn xã D   ương Hoà.

          2. Yêu cầu

          - Xác định nhiệm vụ trọng tâm, phân công rõ chủ thể thực hiện Chương trình với lộ trình phù hợp tình hình thực tiễn, đảm bảo tính khả thi, tăng cường sự phối hợp, hạn chế chồng chéo trong tổ chức thực hiện, lồng ghép các Chương trình dự án.

          - Phát huy tính chủ động, huy động tối đa các nguồn lực để thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

          II. MỤC TIÊU

  1. Mục tiêu chung

          -  Uỷ ban nhân dân xã ban hành Kế hoạch Thực hiện hiệu quả nội dung tăng cường bảo vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo ra môi trường sống ở nông thôn an toàn và bền vững; xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống; góp phần bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn, đưa nông thôn trở thành nơi đáng sống.

          2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

          - Về cấp nước sạch nông thôn: Toàn xã có 581 hộ dân/413 nóc nhà sử dụng nước sạch tập trung (nước máy) trong sinh hoạt, đạt 97,9%. 

- Về thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Chưa thực hiện. Tuy nhiên,trên địa bàn xã có 5/5 thôn được đặt xuồng thu gom rác thải sinh hoạt và được vận chuyển đến nơi xử lý đảm bảo về bảo vệ môi trường, đạt 100%, trong đó có rác rác thải nguy hại

- Về xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật: Vận động nhân dân đặt bao thu gom rác bao gói thuốc bảo vệ thực vật tại các cánh đồng trồng cây ăn quả để mang đi xử lý theo quy định.

- Về xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp: 100% phân hữu cơ hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp được thu gom, ủ để bón cho diện tích cây ăn quả đảm bảo thân thiện với môi trường.

- Về bảo vệ môi trường làng nghề: làng nghề Chẻ tăm hương đang lập hồ sơ đề nghị UBND tỉnh cấp bằng công nhận để duy trì và  hoạt động đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

- Về an toàn thực phẩm nông lâm thuỷ sản: 100% các cơ sở sản xuất - kinh doanh, làng nghề trên địa bàn đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường, được chứng nhận về an toàn thực phẩm. Triển khai các nội dung liên quan đến đăng ký cấp mã vùng trồng, chỉ dẫn địa lý năm 2023 với tổng kinh phí 2 nội dung 40 triệu đồng. Hướng dẫn các hộ việc xây dựng sản phẩm OCOP tại địa phương.

- Về vệ sinh và cảnh quan môi trường

+ Việc thực hiện đề án “Ngày Chủ nhật xanh” trong thời gian qua đã góp phần thay đổi diện mạo của địa phương. Khuôn viên, cảnh quan các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã sạch đẹp, gọn gàng. Tại các địa bàn khu dân cư, việc ra quân vào sáng Chủ nhật hằng tuần, các ngày Lễ, Tết… với các nội dung công việc như vệ sinh đường làng, ngõ xóm, xóa các điểm vứt rác tự phát, tiến tới đến năm 2025 trồng 979 cây xanh, trồng hoa ở khu vực dọc hai bên đường xóm, dọc các tuyến đường thôn được thực hiện có hiệu quả, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường, thay đổi bộ mặt nông thôn;

          III. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Cấp nước sạch nông thôn

- Rà soát, điều chỉnh và cập nhật nội dung cấp nước sạch nông thôn vào quy hoạch của xã, đảm bảo cấp nước sinh hoạt nông thôn bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, suy thoái nguồn nước.

- Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng công trình cấp nước sạch tập trung đã có, tập trung nâng cấp công nghệ xử lý chất lượng nước, nâng công suất, mở rộng mạng lưới cấp nước, ổn định nguồn nước khai thác trong điều kiện ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý vận hành công trình cấp nước tập trung gắn trách nhiệm cấp xã.

2. Xử lý nước thải sinh hoạt

 - Rà soát, xây dựng phương án tổ chức thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt, lồng ghép trong quy hoạch xây dựng nông thôn của các thôn và triển khai thực hiện các công trình thoát nước, xử lý nước thải sinh hoạt theo phương án đã được xây dựng.

 - Xây dựng và nhân rộng các mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn phù hợp với đặc thù của địa phương.

 - Triển khai thí điểm một số mô hình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn áp dụng công nghệ sinh thái, chi phí thấp.

4. Xử lý chất thải và phụ phẩm nông nghiệp

- Xây dựng các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp để dùng làm phân bón cho cây ăn quả.

- Xây dựng phương án di chuyển các chuồng trại trong khu dân cư đến địa điểm phù hợp. Khuyến khích hình thành khu chăn nuôi tập trung.

- Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, xây dựng xử lý nước thải, chất thải, xây dựng mô hình khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường tại các vùng chăn nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng; xử lý ô nhiễm các khu vực vùng chăn nuôi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng sau khi di dời cơ sở chăn nuôi.

5. Xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật

- Xây dựng các khu chứa thuốc bảo vệ thực vật ở các cánh đồng. Thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật đến điểm tập kết ở các cánh đồng.

- Xây dựng các mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ về xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng phù hợp với điều kiện địa bàn.

 - Xây dựng mô hình quản lý chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp.

6. Xây dựng cảnh quan, vệ sinh môi trường nông thôn

- Xây dựng các tuyến đường hoa, trồng cây xanh ở các tuyến đường thôn; xây dựng cảnh quan với phát triển du lịch nông thôn.

- Phổ biến và nhân rộng các mô hình nhà tiêu hợp vệ sinh đơn giản, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, phù hợp tập quán địa phương và khả năng chi trả của người dân; áp dụng thí điểm mô hình nhà vệ sinh đa năng tại một số trường học, nhà văn hóa, công sở.

7. Bảo đảm an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình chợ an toàn thực phẩm quy mô cấp xã, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh và an toàn thực phẩm.

 - Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực giám sát của cộng đồng về an toàn thực phẩm; tuyên truyền, tập huấn, nâng cao nhận thức và năng lực về tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm cho chủ thể sản xuất.

 

 

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực

- Từng bước thay đổi tư duy nhận thức, kiến thức, pháp luật, hành động của người dân các tác động của môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch đến sức khỏe của con người và các hoạt động sản xuất.

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn, phát huy hiệu quả của truyền thông đa phương tiện, mạng xã hội và các hình thức truyền thông mới; xây dựng các chương trình chuyên đề, chuyên mục định kỳ về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.

- Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm nông, lâm thuỷ sản; tổ chức thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm thuỷ sản.

- Xây dựng và phát động các phong trào thi đua chuyên đề để biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, có giải pháp, sáng kiến nhằm giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.

- Cử đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tại cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn và vận hành các công trình cấp nước và xử lý chất thải; phát triển mạng lưới tuyên truyền viên bảo vệ môi trường cấp cơ sở tham gia các lớp đào tạo, nâng cao năng lực.

2. Thực hiện các cơ chế, chính sách

- Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả các văn bản liên quan đến bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách về huy động nguồn lực, quản lý, vận hành công trình cấp nước sạch và công trình xử lý chất thải.

- Thực hiện các chính sách về quy hoạch và quản lý đất đai liên quan đến các công trình bảo vệ môi trường, cấp nước sạch và an toàn thực phẩm; rà soát về bảo vệ môi trường, cấp nước sạch và an toàn thực phẩm; chủ động bố trí quỹ đất phục vụ cho các công trình nước sạch, bảo vệ môi trường trong kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

3. Ứng dụng khoa học và công nghệ

- Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ về cấp nước và bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của địa phương theo hướng giảm chi phí đầu tư và vận hành, kỹ thuật vận hành đơn giản, thân thiện với môi trường; ưu tiên lựa chọn các công nghệ sản xuất trong nước, công nghệ hiện đại, tuần hoàn và thân thiện với môi trường.

- Tăng cường chuyển đổi số trong thực hiện các nội dung của Chương trình; lồng ghép việc triển khai xây dựng các mô hình về bảo vệ môi trường, cấp nước sạch và an toàn thực phẩm với các chương trình khác.

4. Huy động nguồn lực

 - Đẩy mạnh xã hội hoá nhằm huy động tối đa nguồn lực trong xã hội tham gia bảo vệ bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn, trong đó có xã hội hoá xây dựng các công trình cấp nước tập trung, khu xử lý rác thải ở các thôn; huy động đóng góp của người sử dụng nước để bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn cấp nước sạch nông thôn.

 - Cân đối kinh phí từ nguồn chi thường xuyên của các địa phương, ưu tiên phân bổ ngân sách cho việc thực hiện tăng cường bảo vệ môi trường nông thôn, đảm bảo an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.

5. Phát huy vai trò của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xã trong bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn thực phẩm, cấp nước sạch nông thôn

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng và người dân trong công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.

- Phát huy vai trò của doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội trong phối hợp với chính quyền tham gia xây dựng, vận hành các công trình, hệ thống, mô hình về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trên cơ sở quy chế phối hợp, phân công trách nhiệm và cơ chế tài chính rõ ràng, minh bạch và có sự đồng thuận cao; khuyến khích hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm bảo vệ môi trường đứng ra đảm nhận quản lý, vận hành mô hình bảo vệ môi trường sau đầu tư tại địa phương.

- Cộng đồng dân cư, các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn xây dựng quy chế, hương ước, quy ước có nội dung cụ thể, rõ ràng; giám sát sử dụng các công trình của người dân địa phương.

V. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

- Vốn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

- Vốn ngân sách địa phương;

- Vốn xã hội hóa (các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác, cộng đồng dân cư...);   

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác;

- Vốn huy động hợp pháp khác.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Địa chính – Xây dựng

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của người dân và cán bộ làm công tác nông thôn mới các cấp về cấp nước sạch, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm; phối hợp cơ quan chức năng thực hiện tốt công tác khen thưởng, kịp thời biểu dương các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.

 - Xây dựng và hướng dẫn triển khai các nội dung về cung cấp nước sạch nông thôn; xử lý chất thải chăn nuôi và phụ phẩm nông nghiệp; thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật; cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn; an toàn thực phẩm nông, lâm thủy sản; xử lý nước thải sinh hoạt nông thôn quy mô hộ gia đình và cấp thôn.

- Kiểm tra, giám sát các thôn triển khai thực hiện Chương trình theo đúng tiến độ và quy định.

-  Thực hiện các mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rác thải hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn xã.

2. Tài chính - Kế hoạch

- Phân bổ kinh phí thực hiện các nội dung có liên quan đến công tác quy hoạch giai đoạn 2021 – 2023 là 271,979 triệu/kinh phí cấp 250 triệu đồng.

- Phối hợp thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch vốn hằng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình trong kế hoạch kinh phí sự nghiệp của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -2025 và hằng năm để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt nam và các đoàn thể xã

 - Phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm, kiến thức về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; vận động đoàn viên, hội viên và người dân tích cực hưởng ứng tham gia bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo về bảo vệ môi trường, sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thi văn minh”.

- Phối hợp với chính quyền tham gia xây dựng, vận hành các công trình, hệ thống, mô hình về cấp nước sạch và bảo vệ môi trường; đảm nhận quản lý, vận hành các mô hình thí điểm đảm bảo hiệu quả, thiết thực.

- Tham gia giám sát, phản biện và đánh giá sự hài lòng của người hưởng thụ các mô hình đã triển khai thực hiện; tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân về các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.535.224
Truy cập hiện tại 263