Tìm kiếm tin tức
Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng từ ngày 20 tháng 11 năm 2023
Ngày cập nhật 05/10/2023

Ngày 02/10/2023, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý của Thông tư này.

Thông tư này áp dụng đối với người tập sự hành nghề công chứng; người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; công chứng viên hướng dẫn tập sự; tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 

Người đủ điều kiện đăng ký tập sự hành nghề công chứng lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề công chứng về việc nhận tập sự.

 

Trường hợp người đủ điều kiện tập sự đã liên hệ ít nhất 03 tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đã liên hệ với 01 tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự trong trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có từ 03 tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự trở xuống mà bị từ chối thì nộp hồ sơ để Sở Tư pháp tỉnh, thành phố đó bố trí tập sự và đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

Nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm:

- Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch;

- Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kỹ năng giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kỹ năng giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng;

- Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;

- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh;

- Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;

- Kỹ năng soạn thảo lời chứng;

- Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;

- Kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng;

- Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề công chứng;

- Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.

Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, gồm:

- Kiểm tra về pháp luật công chứng, chứng thực, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động công chứng;

- Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng;

- Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;

- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng;

- Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;…

Hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, gồm:

- Bài kiểm tra thứ nhất là kiểm tra viết. Thời gian kiểm tra là 180 phút.

- Bài kiểm tra thức hai là kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính; trường hợp chưa có điều kiện tổ chức kiểm tra trên máy tính thì kiểm tra trắc nghiệm trên giấy.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2023.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng từ ngày 20 tháng 11 năm 2023
Ngày cập nhật 05/10/2023

Ngày 02/10/2023, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 08/2023/TT-BTP hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng. Sau đây là một số nội dung đáng chú ý của Thông tư này.

Thông tư này áp dụng đối với người tập sự hành nghề công chứng; người tham dự kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng; công chứng viên hướng dẫn tập sự; tổ chức hành nghề công chứng nhận tập sự; tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên; cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

 

Người đủ điều kiện đăng ký tập sự hành nghề công chứng lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề công chứng về việc nhận tập sự.

 

Trường hợp người đủ điều kiện tập sự đã liên hệ ít nhất 03 tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc đã liên hệ với 01 tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự trong trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có từ 03 tổ chức hành nghề công chứng đủ điều kiện nhận tập sự trở xuống mà bị từ chối thì nộp hồ sơ để Sở Tư pháp tỉnh, thành phố đó bố trí tập sự và đăng ký tập sự hành nghề công chứng.

Nội dung tập sự hành nghề công chứng bao gồm:

- Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng; kỹ năng xem xét, nhận dạng chủ thể, năng lực hành vi dân sự của người tham gia ký kết hợp đồng, giao dịch;

- Kỹ năng ứng xử với người yêu cầu công chứng, ứng xử theo Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; kỹ năng giải thích cho người yêu cầu công chứng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; kỹ năng giải thích lý do khi từ chối yêu cầu công chứng;

- Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;

- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của dự thảo hợp đồng, giao dịch do người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn; kỹ năng xác minh;

- Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;

- Kỹ năng soạn thảo lời chứng;

- Kiểm tra, sắp xếp, phân loại hồ sơ đã được công chứng, chứng thực để đưa vào lưu trữ;

- Kỹ năng khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng;

- Kỹ năng quản trị tổ chức hành nghề công chứng;

- Các kỹ năng và công việc liên quan đến công chứng khác theo sự phân công của công chứng viên hướng dẫn tập sự.

Nội dung kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, gồm:

- Kiểm tra về pháp luật công chứng, chứng thực, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động công chứng;

- Kỹ năng tiếp nhận, phân loại yêu cầu công chứng; kỹ năng kiểm tra tính xác thực, tính hợp pháp của các giấy tờ có trong hồ sơ yêu cầu công chứng;

- Kỹ năng nghiên cứu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ yêu cầu công chứng;

- Kỹ năng soạn thảo hợp đồng, giao dịch theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng;

- Kỹ năng công chứng bản dịch; kỹ năng chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản;…

Hình thức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng, gồm:

- Bài kiểm tra thứ nhất là kiểm tra viết. Thời gian kiểm tra là 180 phút.

- Bài kiểm tra thức hai là kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính; trường hợp chưa có điều kiện tổ chức kiểm tra trên máy tính thì kiểm tra trắc nghiệm trên giấy.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2023.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.539.461
Truy cập hiện tại 1.660