Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch... phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước
Ngày cập nhật 30/12/2023

Theo Điều 52 Luật Tài nguyên nước, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch... phải có giấy phép khai thác tài nguyên nước tương ứng với loại nguồn nước khai thác; trường hợp khai thác nước dưới đất còn phải có giấy phép thăm dò nước dưới đất trước khi xây dựng công trình.

Tuy nhiên, các trường hợp sau đây sẽ được miễn kê khai, cấp phép khai thác tài nguyên nước:

+ Khai thác nước cho các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, phòng cháy, chữa cháy, tưới cây, rửa đường phục vụ mục đích công cộng...;

+ Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

+ Khai thác nước mặt quy mô nhỏ để sử dụng cho các mục đích ngoài mục đích quy định tại điểm a, điểm b khoản này và điểm đ khoản 5 Điều 52;

+ Khai thác nước cho sinh hoạt tại các khu vực trong thời gian xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, sự cố ô nhiễm, dịch bệnh;

+ Khai thác nước biển để sử dụng cho sản xuất muối, phục vụ các hoạt động trên biển;

+ Khai thác nước biển quy mô nhỏ để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản trên đảo, đất liền;

+ Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ quy mô nhỏ;

Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước là từ 5 - 10 năm (với giấy phép khai thác nước mặt); từ 10 - 15 năm (với giấy phép khai thác nước biển); từ 3 - 5 năm (với giấy phép khai thác nước dưới đất).

Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.537.528
Truy cập hiện tại 1.105