Tìm kiếm tin tức

Chung nhan Tin Nhiem Mang

KẾ HOẠCH Triển khai Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn xã Dương Hoà
Ngày cập nhật 17/05/2023

Căn cứ Công văn số 4512/UBND-GT ngày 01 tháng 6 năm 2020 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

Căn cứ Quyết định số 3558/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2022 của UBND thị xã Hương Thủy về việc ban hành kế hoạch thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thị xã Hương Thủy;

Căn cứ Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2023 của UBND Thị xã Hương Thuỷ về việc điều chỉnh Kế hoạch phân loại chất thải rắn tại nguồn ban hành kèm theo Quyết định số 3558/QĐ-UBND ngày 25/11/2022 của UBND thị xã Hương Thủy;

Căn cứ Quyết định số 245/QĐ-UBND ngày 15 tháng 02 năm 2023 của UBND Thị xã Hương Thuỷ về việc phân bổ kinh phí thực hiện CTMTQG Xây dựng nông thôn mới năm 2023;

Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/ĐU ngày 29 tháng 12 năm 2022 của Đảng ủy xã và Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân xã về nhiệm vụ phát triển kinh tế - Xã hội năm 2023;

Nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện đề án Ngày Chủ nhật xanh, “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng” và công tác bảo vệ môi trường, giảm chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; UBND xã Dương Hoà ban hành Kế hoạch tổ chức, triển khai Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn xã như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn nhằm góp phần giảm thiểu nguy cơ phát tán các tác nhân gây bệnh, các yếu tố độc hại, nguy hiểm. Phân loại đúng còn góp phần thiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho công tác thu gom và xử lý rác thải, đồng thời hướng đến mục tiêu góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng “Đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, thân thiện với môi trường và thông minh” và xã Dương Hòa phát triển du lịch cộng đồng, trãi nghiệm;

- Góp phần thực hiện thắng lợi Đề án Ngày Chủ nhật Xanh, hướng đến đô thị Thừa Thiên Huế nói chung, xã Dương Hòa nói riêng Sáng, Xanh, Sạch và không rác thải, giảm áp lực về rác thải trên địa bàn thị xã và xã.

2. Yêu cầu

- Triển khai kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị, các ban, ngành, đoàn thể cũng như các tổ chức chính trị - xã hội; huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ xã hội để đạt được các mục tiêu của Kế hoạch;

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn hệ thống chính trị; hình thành thói quen phân loại CTRSH ở mỗi cá nhân, hộ gia đình và các cơ sở sản xuất - kinh doanh; hình thành ý thức tự giác tiến hành phân loại CTRSH tại nguồn ngay khi có phát sinh;

- Công tác phân loại CTRSH được tổ chức triển khai đồng bộ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, thường xuyên đánh giá, cải tiến trong quá trình thực hiện; phát huy những sáng kiến, ý tưởng mới trong cộng đồng; huy động sự tham gia tích cực của mọi tổ chức, cá nhân sinh sống, làm việc trên địa bàn xã;

- Cán bộ, Đảng viên, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách xã và những người hoạt động không chuyên trách thôn phải gương mẫu thực hiện phân loại CTRSH tại nơi cư trú; đồng thời vận động gia đình, người thân và nhân dân tham gia thực hiện.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN PHÂN LOẠI CTRSH TẠI NGUỒN

1. Phân loại CTRSH: Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn thành 03 nhóm sau:

- Nhóm 1: Tái chế, tái sử dụng: Giấy các loại, nhựa các loại, lon bia, nước ngọt và kim loại các loại.

- Nhóm 2: Hữu cơ và các chất thải thực phẩm.

- Nhóm 3: Chất thải nguy hại: pin, ắc quy, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị điện tử hỏng, bao bì ni lông, các loại chất thải nguy hại khác và Nhóm chất thải còn lại (không bao gồm chất thải xây dựng và xác chết động vật nuôi).

2. Quy định chung các trang thiết bị lưu chứa CTRSH tại nguồn

Thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình: Chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải được lưu chứa trong bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp với điều kiện của mỗi hộ gia đình, đảm bảo không phát tán mùi, nước rỉ ra môi trường.

3. Phương án thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn

a) Phương thức thu gom

- Người dân thu gom và tập kết rác Nhóm 3 đến các xuồng rác UBND xã đã bố trí tại các thôn. Nhóm 1 thực hiện mô hình “Biến rác thải thành tiền”. Nhóm 2: Ủ để làm phân bón cho cây trồng lâu năm, ủ trãi gốc cây;

- Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt (Nhóm 3) đảm bảo thu gom riêng biệt các nhóm chất thải sau phân loại. Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có thể thu gom cùng lúc các nhóm chất thải sau phân loại.

b) Tần suất thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Lúc nào chất thải tại các xuồng rác đầy, Trưởng thôn chủ động gọi xe vận chuyển đến chuyển đến nhà máy.

* Trường hợp, các hộ gia đình, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất - kinh doanh khi có phát sinh chất thải đột xuất, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh nhiều như: có tiệc, ma chay, cưới hỏi, kinh doanh, dịch vụ ăn uống có nhu cầu được thu gom hàng ngày mà khác với quy định này thì hộ gia đình, chủ nguồn thải tự thỏa thuận với trưởng thôn và đơn vị thu gom, vận chuyển về tần suất và chi phí thu gom, vận chuyển tăng thêm).

4. Nội dung tiến độ

2.1. Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn:

a) Thành lập Ban chỉ đạo: Thành viên Ban chỉ đạo theo hướng dẫn tại Công văn số 4512/UBND-GT ngày 01/6/2020 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

b) Lực lượng tuyên truyền

- Lực lượng tuyên truyền viên bao gồm: Cán bộ văn hóa thông tin; các tổ chức đoàn thể của xã; Thôn trưởng; các tổ chức đoàn thể tại thôn;

* Nhiệm vụ của lực lượng tuyên truyền viên:

+ Phối hợp với Thôn trưởng; các tổ chức đoàn thể tại thôn, …hướng dẫn các hộ gia đình, chủ nguồn thải phân loại CTRSH tại nguồn.

+ Ghi nhận những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai phân loại CTRSH tại địa phương và phản hồi kịp thời cho UBND xã để xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp trên.

2.2. Tổ chức tuyên truyền, vận động

a) Nội dung thực hiện

- Phổ biến các văn bản quy định phân loại CTRSH tại nguồn: Quyết định số 3558/QĐ-UBND ngày  25 tháng 11 năm 2022 của UBND thị xã Hương Thủy và Quyết định số 1101/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2023 của UBND Thị xã Hương Thuỷ về việc điều chỉnh Kế hoạch phân loại chất thải rắn tại nguồn ban hành kèm theo Quyết định số 3558/QĐ-UBND ngày 25/11/2022 của UBND thị xã Hương Thủy và kế hoạch phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn của xã;

- Tuyên truyền về mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại CTRSH tại nguồn; trách nhiệm và nghĩa vụ của hộ gia đình, chủ nguồn thải về thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn nhằm nâng cao nhận thức, từng bước hình thành thói quen về phân loại CTRSH tại nguồn, góp phần bảo vệ môi trường và xây dựng nếp sống văn tại nông thôn.

b) Hình thức thực hiện

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: mạng internet, Loa phát thanh, tuyên truyền lưu động…

- Tuyên truyền thông qua các buổi họp thôn, lớp tập huấn, sinh hoạt hội viên, đoàn viên; thực hiện tuyên truyền qua các ấn phẩm, tài liệu, pa nô, áp phích...

+ Lắp đặt 02 pano: Ở chợ 01 cái, ở thôn Hạ 01 cái;

+ Băng rôn 3 cái: Trụ sở UB 01 cái, Thôn Hạ 01 cái, Thôn Khe Sòng 01 cái.

- Vận động sự tham gia cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội cũng như các cơ quan, đơn vị  trên địa bàn trong việc phân loại CTRSH tại nguồn. Nhân dân được tập huấn về phương thức phân loại rác tại nguồn và nhận các tờ rơi.

c) Thời gian và tiến độ thực hiện

- Tuyên truyền thường xuyên, liên tục trên loa phát thanh của xã ít nhất 02 lần/tuần để người dân nghe để hiểu và thực hiện.

2.3. Tổ chức Tập huấn

- Ngày 25-26/5/2023: Tổ chức tập huấn cho thành viên BCĐ, cán bộ chủ chốt xã và tuyên truyền viên của các Hội đoàn thể;

- 19 giờ 30 phút từ ngày 29/5/2023 đến ngày 02/6/2023 tại nhà họp dân: Tổ chức tập huấn cho khoảng 250 người dân 5 thôn. Thời gian và Phân công cán bộ, công chức dự tập huấn tại các thôn, cụ thể:

+ Ngày 29/5/2023: Tại nhà họp dân thôn Hạ. Đ/c Phan Thắng, Phan Thanh Hải, Lê Thị Bích Thuận, Hoàng Tuấn.

+ Ngày 30/5/2023: Tại nhà họp dân thôn Buồng Tằm. Đ/c Phạm Thanh Nghĩa, Nguyễn Cửu Tuấn, Lê Thị Bích Thuận, Hoàng Tuấn.

+ Ngày 31/5/2023: Tại nhà họp dân thôn Hộ. Đ/c Lê Thị Bích Thuận, Nguyễn Hữu Thuận, Hoàng Tuấn.

+ Ngày 01/6/2023: Tại nhà họp dân thôn Thanh Vân. Đ/c Lê Thanh Thủy, , Lê Thị Bích Thuận, Hoàng Tuấn.

+ Ngày 02/6/2023: Tại nhà họp dân thôn Khe Sòng. Đ/c Nguyễn Văn Quốc, Lê Thị Bích Thuận, Hoàng Tuấn.

3. Lộ trình thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn

a) Tháng 4-5/2023

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.

- Thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.

- Tập trung tổ chức tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của phân loại CTRSH tại nguồn đến từng người dân, hộ gia đình, chủ nguồn thải trên địa bàn xã.

- Tổ chức hướng dẫn, tập huấn, khảo sát và kiến nghị hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.

b) Tháng 6/2023: Phấn đấu đến 10/6/2023 vận động nhân dân thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn đạt 40% hộ dân.

4. Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm công tác triển khai

Định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm việc triển khai thực hiện để tìm ra giải pháp thực hiện có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.

III. PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN

1. Nguồn kinh phí

- Chi tập huấn, tuyên truyền phân loại tại hộ gia đình 30.000.000 đồng từ nguồn mục tiêu nông thôn mới trên cấp để tổ chức thực hiện.

- Nguồn kinh phí khác kiến nghị cấp trên phân bổ để tiếp tục thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn. (Kiến nghị hỗ trợ mỗi hộ gia đình 03 cái xô rác có dán nhãn để phân loại tại hộ gia đình, gồm: 01 xô chứa rác tái chế, tái sử dụng (Nhóm 1: Xô màu Trắng); 01 xô chứa rác hữu cơ (Nhóm 2: Xô màu xanh lá); 01 xô chứa rác thải nguy hại và chất thải còn lại (Nhóm 3: Xô màu đỏ).

2. Trang thiết bị

- Tờ dán hướng dẫn thực hiện phân loại CTRSH tại hộ gia đình;

- Bảng hướng dẫn trực quan thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với Hội LHPN xã

- Là cơ quan thường trực phối hợp UBND xã tham mưu Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên các thôn;

- Chủ động phối hợp tổ chức mở các lớp tập huấn tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn các thôn và liên hệ mời mời giảng viên lên các lớp tập huấn và tài liệu tập huấn;

- Phối hợp các đoàn thể khác thành lập lực lượng tuyên truyền viên, tình nguyện viên phối hợp hệ thống chính trị trong thôn hướng dẫn hộ gia đình phân loại CTRSH tại nguồn và xây dựng kế hoạch thu gom phế liệu theo kế hoạch của Hội LHPN xã;

- Phối hợp UBND xã tham mưu tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn thuộc địa bàn quản lý định kỳ 06 năm/lần và kịp thời đề xuất khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích trong phân loại CTRSH tại nguồn để động viên.

2. Công chức Văn phòng - Thống kê xã

- Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ cộng đồng tuyên truyền giám sát đến tận người dân trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn;

- Phối hợp Hội LHPN và Địa chính - Xây dựng xã tham mưu Ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn để triển khai thực hiện;

- Phối hợp Hội LHPN tổ chức mở các lớp tập huấn tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn các thôn.

3. Công chức Địa chính - Nông nghiệp - Xây dựng và Môi trường

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND thị xã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân, hộ gia đình, các tổ chức, đơn vị cư trú trên địa bàn xã chấp hành việc thực hiện kế hoạch phân loại CTRSH tại nguồn theo quy định. Tham mưu các nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phân loại CTRSH tại nguồn và các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại CTRSH trên địa bàn, phạm vi quản lý. Tham mưu xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân phân loại, thải bỏ CTRSH không đúng quy định; kịp thời phát hiện các hành vi đổ chất thải xây dựng không đúng quy định, chôn lấp xác động vật lớn không hợp vệ sinh để xử lý nghiêm khắc nhằm hạn chế sai phạm;

- Thông báo công khai thông tin, tên, số điện thoại của tổ chức/cá nhân thu gom, vận chuyển; thời gian, tần suất thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn;

- Tham mưu BCĐ xem xét giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị UBND thị xã xem xét, chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn;

- Báo cáo định kỳ 1 quý/lần về tình hình triển khai và kết quả phân loại CTRSH trên địa bàn gửi UBND xã và UBND thị xã. Tham mưu tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn thuộc địa bàn quản lý định kỳ 06 năm/lần.

4. Công chức Văn hóa - xã hội và Cán bộ xã Quản lý nhà Văn hóa - Đài truyền thanh xã

- Bà Phan Thị Như Quỳnh chủ trì tham mưu các nội dung, hình thức liên quan đến công tác tuyên truyền tại các Pa no, băng rôn và tờ rơi nhằm tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại CTRSH tại nguồn đến từng người dân, hộ gia đình, chủ nguồn thải trên địa bàn xã;

- Ông Hoàng Tuấn, Cán bộ QL NVH-ĐTT xã tham mưu lắp đặt các Pa no, băng rôn tại các điểm đã thống nhất phần trên kế hoạch này; chuẩn bị đảm bảo cơ sở vật chất cho các buổi tập huấn tại xã và tại các thôn. Thực hiện tuyên truyền thường xuyên, liên tục trên loa phát thanh của xã ít nhất 02 lần/tuần để người dân nghe để hiểu và thực hiện.

5. Công chức Tài chính - Kế toán xã: Tham mưu đảm bảo về kinh phí hướng dẫn các ban ngành được phân bổ dự toán lập hồ sơ thanh toán về công tác phân loại CTRSH tại nguồn đảm bảo theo đúng quy định.

6. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao phối hợp với UBND xã tổ chức thực hiện, tuyên truyền, đôn đốc, giám sát việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại địa bàn được giao phụ trách, theo dõi.

7. Công an xã, Ban chỉ huy Quân sự xã: Công an xã chủ trì phối hợp với BCH Quân sự xã tham mưu lồng ghép triển khai kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân phân loại, thải bỏ CTRSH không đúng quy định; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi đổ chất thải xây dựng không đúng quy định, chôn lấp xác động vật lớn không hợp vệ sinh môi trường theo thẩm quyền.

8. Các Trưởng thôn, Trưởng BCTMTTQVN các thôn

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động, giám sát việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn.

- Theo dõi, giám sát hoạt động phân loại CTRSH trên địa thôn quản lý; kịp thời báo cáo BCĐ xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân phân loại, thải bỏ CTRSH không đúng quy định; kịp thời phát hiện các hành vi đổ chất thải xây dựng không đúng quy định, chôn lấp xác động vật lớn không hợp vệ sinh để xử lý nghiêm khắc không để ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống của nhân dân.

9. Nhân viên Thú y: Chủ trì phối hợp với Công an và cac ban ngành liên quan tham mưu kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện chôn lấp xác động vật lớn không đúng qyu định, không hợp vệ sinh môi trường.

10. Các cá nhân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất, kinh doanh, Cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã

- Tích cực tham gia hưởng ứng thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn theo kế hoạch thực hiện của UBND xã.

 

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.541.806
Truy cập hiện tại 2.576