Tìm kiếm tin tức
KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện các hoạt động Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2023
Ngày cập nhật 03/12/2023

UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2023 trên địa bàn xã, cụ thể như sau: 

  1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
  1. Mục đích

Tăng cường chỉ đạo của chính quyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động. Bảo vệ và phát triển lâm nghiệp bền vững về diện tích và chất lượng, đảm bảo hài hoà các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tăng trưởng kinh tế.

  1. Yêu cầu

Kế hoạch phải chi tiết, cụ thể, bám sát mục tiêu nhiệm vụ Chương trình lâm nghiệp bền vững năm 2023. Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyển địa phương và người dân.

  1. NỘI DUNG
  1. Mục tiêu

1.1.Mục tiêu chung

          -  Uỷ ban nhân dân xã ban hành Kế hoạch Thực hiện hiệu quả nội dung khai thác có hiệu quả tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Thu hút mọi nguồn lực xã hội và sự tham gia các thành phần kinh tế vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, đảm bảo đóng góp của ngành lâm nghiệp nghiệp ngày càng tăng trong cơ cấu kinh tế của xã. Không ngừng ngâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người nông dân nông thôn miền núi. Bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Giữ gìn an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội.

          1.2. Mục tiêu cụ thể

          - Về kinh tế: Kết hợp xây dựng vốn rừng với kinh doanh rừng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đáp ứng cơ bản nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, tiến tới tham gia xuất khẩu;

          - Về môi trường: Tiếp tục nâng độ che phủ rừng. Bảo tồn vốn rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh hõ. Phát huy hiệu quả chức năng phòng hộ của rừng, giảm nhẹ thiên tại, chống sói mòn, giữ nguồn nước bảo vệ môi trường sống.

          - Về xã hội: Nâng cao nhận thức của người dân về phát triển kinh tế nghề rừng. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân. Đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.

          2. Nhiệm vụ trọng tâm

          - Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng, khai thác, chế biến, thương mại lâm sản, dịch vụ môi trường rừng,… gắn với tạo sinh kế nang cao thu nhập cho người dân vùng có rừng, huy động nguồn lực xã hội để đầu tư, bảo vệ và phát triển, khai thác và bảo vệ môi trường sinh thái.

          - Thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng với quan điểm phòng là chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo, cảnh báo cháy rừng, theo dõi tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; kiểm soát chặt chẽ các dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

          - Đẩy mạnh hoạt động sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, chủ động và đảm bảo đáp ứng nhu cầu trồng rừng mới tại địa phương. Quản lý chặt chẽ việc thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất, đảm bảo cây giống đạt chất lượng tốt, truy suất được nguồn gốc và giám sát được chuỗi hành trình, tập trung sản xuất giống các loài cây trồng theo định hướng phát triển của địa phương, đạt năng suất cao.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

  1. Công tác tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực

- Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân, hiểu rõ cơ chế chính sách về bảo vệ và phát triển rừng của Đảng, Nhà nước.

- Quán triệt sâu sắc mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của rừng, kinh tế đổi rừng trong việc thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Từ đó nâng cao nhận thức cho mọi cán bộ đảng viên, lực lượng dân quân, tạo dược sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong phát triển sản xuất lâm nghiệp.

          2. Về quản lý quy hoạch và đất lâm nghiệp: Phát huy vai trò của chủ rừng trong việc thực hiện quyền sử dụng đất, sử dụng rừng và sở hữu rừng theo quy định của pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuyến khích tích tụ đất lâm nghiệp để tạo ra các vùng trồng nguyên liệu tập trung, liền vùng, liền khoảnh bằng các hình thức hộ gia đình và cá nhân cho thuê hoặc góp cổ phần bằng quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp.

3. Về bảo vệ rừng

- Tăng cường phân cấp quản lý nhà nước về rừng cho địa phương. Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng, chính quyền cấp xã, nếu để mất rừng sẽ xử lý nghiêm và kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật.

- Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức và trachs nhiệm của cấp xã, mỗi chủ rừng, mỗi người dân và toàn xã hội trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

4. Về khoa học, công nghệ và khuyến lâm

- Tập trung nghiên cứu, ứng dụng sản xuất giống các loại giống mới năng suất cao để cung ứng cho trồng rừng. Đầu tư xây dựng các rừng giống, vườn giống, dẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra các cơ sở sản xuất cung ứng giống, kiên quyét xử lý, loại bỏ những cơ sở yếu kém không đủ tiêu trong sản xuất giống lâm nghiệp; tiếp tục vận động các cơ sở đủ điều kiện đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân đẩy mạnh áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp. Nghiên cứu đưa vào sản xuất những cây lâm nghiệp trên địa bàn có giá trị kinh tế cao.

 - Tăng cường hợp tác đầu tư, nghiên cứu với các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài trên lĩnh vực ứng dụng khoa học kỹ thuật tạo giống mới, tạo các mô hình rừng có năng suất chất lượng cao, cải tạo và nâng cấp các vươn ươm, rừng giống, vườn giống. Đưa nội dung khuyến nông, khuyến lâm đến tất cả các cấp học phổ thông

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.538.161
Truy cập hiện tại 1.257