Tìm kiếm tin tức
PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI, TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2023
Ngày cập nhật 05/10/2023

Năm 2023 dự báo tình hình thời tiết diễn biến phức tạp khó lường, là địa bàn vùng núi, vị trí đầu nguồn nên thường xuyên bị ảnh hưởng do thiên tai, lũ lụt. Để chủ động đối phó với mọi tình huống xấu, nhất là thiên tai lụt bão, đặc biệt phòng chống nước dâng cao tại khu vực hạ lưu hồ chức nước Tả Trạch, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tham mưu UBND xã xây dựng phương án PCTT và TKCN năm 2023, cụ thể như sau:

A. PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO Ở CÁC GIAI ĐOẠN

I. TRƯỚC MÙA MƯA BÃO

1. Công tác chỉ đạo

- Ủy ban Nhân dân xã, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) của xã tổ chức Hội nghị triển phương án PCTT và TKCN năm 2023 nhằm đề ra các giải pháp phòng chống và biện pháp khắc phục khi xãy ra thiên tai bão lụt. Trên cơ sở đó chỉ đạo các thôn xây dựng phương án cụ thể và kiện toàn tổ PCTT và TKCN ở thôn sát với tình hình thực tế để đề xuất UBND xã xem xét quyết định. Đồng thời chỉ đạo các thôn lồng ghép tại các phiên họp để triển khai phương án PCTT và TKCN của xã đến tận nhân dân, nhằm chủ động phòng ngừa bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân và của nhà nước.

- Tổ chức kiểm tra các công trình phục vụ dân sinh, vận động nhân dân tranh thủ thời gian thu hoạch cây trồng để tránh bị thiệt hại do lụt bão.

- BCH, PCTT và TKCN tiến hành kiểm tra, nắm chắc số lượng trang thiết bị tại cơ quan cũng như ở các thôn để có kế hoạch phân bổ, bố trí kinh phí phục vụ công tác PCTT và TKCN và mua sắm thêm một số trang thiết bị, vật chất cần thiết phục vụ cứu hộ, cứu nạn. Nắm và quản lý phương tiện ô tô của từng thôn để huy động khi cần thiết.

- Phân công cán bộ phụ trách và các thành viên BCH, PCTT và TKCN phối hợp với các thôn để đôn đốc triển khai phương án đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền phương án phòng chống thiên tai, lụt bão đến tận người dân và báo cáo tình hình lên BCH, PCTT và TKCN thị xã để có kế hoạch chỉ đạo kịp thời.

- Xác định và nắm rõ khu vực xung yếu, (vùng thấp) ở các thôn để tập trung chỉ đạo chuẩn bị trang thiết bị và bố trí phương tiện, nhân lực tại chỗ để chủ động giải quyết.

- Quán triệt đến từng hộ gia đình phải chuẩn bị đủ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu…đủ sử dụng trong thời gian từ 05-10 ngày. Đối với các hộ ở vùng thấp lũ phải di dời người già, trẻ em, tài sản, lương thực, nông sản…đến ổn định ở vùng cao, nơi an toàn trước khi bão lụt xảy ra.

- Đối với vùng cao như khu TĐC Hộ - Thanh Vân; TĐC Hạ - Buồng Tằm phải cảnh báo tuyên truyền cho nhân dân đề phòng bão bằng cách neo buộc, gia cố chằn chống lại nhà cửa.

2. Kế hoạch huy động phương tiện

Ban chỉ huy PCTT và TKCN chỉ đạo Công an xã làm việc với các chủ phương tiện chuẩn bị sẵn sàng để tham gia PCTT và TKCN khi có lệnh điều động.

- Đối với việc ứng phó với bão: Huy động các phương tiện gồm xe tải, xe ben các loại để vận chuyển người và tài sản đến nơi trú bão an toàn.

- Đối với việc ứng phó với lũ, lụt và nước dâng:

+ Tại khu vực hai thôn Hạ, Buồng Tằm huy động các phương tiện gồm xe tải, xe ben các loại để vận chuyển người và tài sản đến khu tái định cư Hạ, Buồng Tằm. Tuyên truyền vận động người dân không được đi qua cầu tạm tại ngầm Rệ khi có nước tràn dâng.

+ Tại khu vực thấp dọc sát bờ sông Tả Trạch từ thôn Hộ đến thôn Thanh Vân huy động các phương tiện ô tô để vận chuyển người và tài sản đến khu vực Tái Định cư Hộ, Thanh Vân, ngoài ra vận động nhân dân các vùng thấp, vùng xung yếu chủ động di chuyển vật chất tài sản lên cao trước mùa mưa bão.

Chủ động dự trữ dầu diezen theo kế hoạch đã được phê duyệt sữ dụng cho xe ôtô, ghe máy. Ngoài ra mua sắm một số vật dụng và lương thực phẩm khác như: Gạo, mì tôm, đèn pin, áo mưa, muối... để dự trữ.

II. TRONG LỤT BÃO

1. Công tác chỉ đạo

- Tổ chức trực chỉ huy 24/24 giờ tại trụ sở UBND xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng, các thành viên, cán bộ phụ trách các địa bàn để tập trung giải quyết kịp thời các tình huống xảy ra. Chú trọng đến công tác cứu nạn, cứu hộ, tạo mọi điều kiện ổn định nơi ăn chốn ở cho những người già neo đơn, các gia đình khó khăn bị thiệt hại do thiên tai bão lụt.

- Chỉ đạo Công an xã chủ động phối hợp Ban chỉ huy Quân sự xã phân công lực lượng chốt chặn khu vực ngầm Khe Rệ và ngầm Khe Sòng khi nước dâng cao để ngăn chặn không cho người và phương tiện qua lại.

- Thông tin kịp thời tình hình thiệt hại cũng như biện pháp chỉ đạo xử lý kịp thời thống nhất một cách chặt chẽ, chủ động kêu gọi sự giúp đỡ từ các tổ chức, cá nhân trong việc cứu trợ tại chỗ.

- Nhà ở của người dân chủ yếu là nhà cấp 4 nên khi có tình huống bão xảy ra thì di dời người dân đến các hộ dân có nhà kiên cố ở thôn và các cơ quan đơn vị như: Trụ sở UBND xã, Trường TH&THCS Dương Hòa (cơ sỡ chính) Trường Mầm non Dương Hòa, Công ty Bitexco và nhà điều hành của Ban quản lý Tả Trạch cũ, nhà Văn hóa xã.

- Các thôn phải bố trí địa điểm cố định để trực khi có thiên tai lụt bão xảy ra, phân công thành viên trong tổ trực thường xuyên để giữ thông tin liên lạc với UBND xã; Tổ trực tại trụ sở UBND xã tổ chức phân công trực 24/24 giờ để nhận thông tin cấp trên, thông báo kịp thời tình hình diễn biến bão lụt và chỉ đạo các thôn có kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo chỉ đạo của lãnh đạo xã và cấp trên. Tổng hợp và báo cáo tình hình thiên tai lụt bão lên cấp trên đảm bảo, chính xác và kịp thời.

- Mở sổ theo dõi tình hình diễn biến thiên tai bão lụt, thường xuyên nắm tình hình các thôn. Điều động một tiểu đội dân quân từ 7 đến 10 đồng chí, lực lượng công an viên ở các thôn gồm 05 đ/c, do đồng chí Chỉ huy Trưởng và đồng chí Trưởng Công An điều động để làm nhiệm vụ và phục vụ ứng cứu khi có lệnh.

- Kinh phí phục vụ phòng chống bão lụt giao trách nhiệm cho Kế toán Ngân sách xã tham mưu xây dựng kế hoạch mua các loại vật dụng, phương tiện, nhu yếu phẩm đảm bảo để phục vụ cho hoạt động PCTT và TKCN tại địa phương.

2. Các điểm xung yếu trên địa bàn cần được sơ tán di dời, sơ tán trước khi có lũ lụt và bão xảy ra

2.1. ĐỐI VỚI BÃO: Toàn xã 5 thôn có 139 hộ, 522 khẩu. (Có Phụ lục 01 kèm theo)

- Thôn Hạ: Gồm 39 hộ, 138 khẩu, sơ tán lên khu TĐC và một số nhà dân kiên cố như: Trường TH&THCS CS2, Nhà ông Lê Văn Hải, bà Nguyễn Thị Mức, ông Nguyễn Văn Mẫu, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Xuân Đính, Nguyễn Văn Phước, Trần Văn Nghĩa, Phan Đoàn, nhà bà Phạm Thị Mỹ, Nguyễn Thị Muôn) theo phương án bố trí của thôn.

- Thôn Buồng Tằm: Gồm 20 hộ, 80 khẩu, sơ tán lên khu TĐC và một số nhà dân kiên cố ở khu tái định cư Buồng Tằm như: Nhà ông Đỗ Ngọc Hưng, Đỗ Ngọc Nhật, Trần Văn Việt, Ngô Đình Ái, Nguyễn Văn Ái,  Ngô Quốc, Ngô Mon và Một số nhà dân sơ tán tại chổ do họ có đổ 1 phòng chống bão như Nguyễn Duy Hữu, Võ Thị Thành, Nguyễn Văn Công, Trần Xuân Lưu, Lê Phong....theo phương án bố trí của thôn.

- Thôn Hộ: Gồm: 29 hộ, 100 khẩu, sơ tán lên khu TĐC và Trường TH&THCS và nhà ông Phan Triêm, Phan Văn Phương A, Trần Văn Long, Nguyễn Đình Phước, Nguyễn Đình Phú, Lê Hữu Đính, Hà Thúc Hoài, Phan Văn Hữu, Huỳnh Ngọc Tuận, Lê Văn Kháng, Nguyễn Cảm, Võ Văn Trung theo phương án bố trí của thôn.

- Thôn Thanh Vân: Gồm: 24 hộ 101 khẩu, sơ tán đến Ban 5, Trường Mầm non, công ty Bitexco Tả Trạch và nhà ông Đặng Văn Lợi, Trương Hữu Quý, Huỳnh Văn Thanh, bà Lê Thị Hường, Nguyễn Quang Hiền, Chế Quang Sinh theo phương án bố trí của thôn.

- Thôn Khe Sòng: Gồm: 27 hộ, 103 khẩu, sơ tán đến nhà ông Võ văn Tại, Trạm bơm Gia Mòi, nhà ông Nguyễn Đức, Lê văn Thanh, Hồ Thị Kỉnh, Trạm Y tế xã, nhà ông Lê Văn Tảo, Lê Văn Tuấn, Phạm Thanh Hải, Nguyễn Duy Khoái, Huỳnh Ngọc Nghi, Trường TH&THCS Dương hoà, UBND xã và và nhà ông Lê văn Anh theo phương án bố trí của thôn.

2.2. ĐỐI VỚI LŨ LỤT, NƯỚC DÂNG: Toàn xã 5 thôn có 139 hộ, 522 khẩu (Có Phụ lục 01 kèm theo)

- Thôn Hạ: Gồm 13 hộ, 43 khẩu, sơ tán lên khu TĐC, nhà họp thôn Hạ và một số nhà dân kiên cố như: Nhà ông Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Văn Ái, Trần Văn Nghĩa, Phan Đoàn, Bùi Ngọc Thảo, Nguyễn Hữu Tuấn) theo phương án bố trí của thôn.

- Thôn Buồng Tằm: Gồm 30 hộ, 106 khẩu, sơ tán lên khu TĐC và một số nhà dân kiên cố ở khu tái định cư Buồng Tằm như: Nhà ông Đỗ Ngọc Hưng, Đỗ Ngọc Nhật, Trần Văn Việt, Ngô Đình Ái, Nguyễn Văn Ái,  Ngô Quốc, Ngô Mon và một số nhà dân sơ tán tại chổ do họ có đổ 1 phòng chống bão như Võ Thị Thành, Nguyễn Văn Công, Trần Xuân Lưu, Lê Phong....theo phương án bố trí của thôn.

- Thôn Hộ: Gồm: 11 hộ, 45 khẩu, sơ tán lên khu TĐC, Trường TH&THCS và nhà ông Phan Văn Phương A, Nguyễn Đình Phước, Nguyễn Cảm, Phan Thanh Ngân, Lê Văn Kháng theo phương án bố trí của thôn.

- Thôn Thanh Vân: Gồm: 06 hộ 24 khẩu, sơ tán đến Ban 5, Trường Mầm non, công ty Bitexco Tả Trạch và nhà ông Trương Hữu Quý, ông Bi, bà Lê Thị Hường, Nguyễn Quang Hiền, Chế Quang Sinh theo phương án bố trí của thôn.

- Thôn Khe Sòng: Gồm: 02 hộ, 08 khẩu, sơ tán đến nhà ông Lê Văn Tuấn, theo phương án bố trí của thôn.

III. SAU LỤT BÃO

1. Chỉ đạo cán bộ về trực tiếp các thôn kịp thời kiểm tra thống kê chính xác tình hình thiệt hại. Chỉ đạo tổ PCTT và TKCN các thôn chủ động phối hợp với nhân dân khắc phục hậu quả nhanh chóng ổn định sản xuất và ổn định đời sống cho nhân dân, động viên nhân dân giúp đỡ lẫn nhau nhất là những gia đình gặp khó khăn, gia đình chính sách, neo đơn, đồng thời báo cáo với UBND và BCH, PCTT và TKCN thị xã.

2.  Tập trung công tác cứu trợ cho những hộ, những nơi bị thiệt hại nặng, đặc biệt là đối tượng chính sách, làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho người và gia súc, gia cầm, khử khuẩn vệ sinh môi trường.

3. Tổ chức đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được sau mỗi đợt thiên tai để rút kinh nghiệm, đồng thời bổ sung phương án chủ động lãnh đạo khi có thiên tai lụt bão xảy ra. Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác phòng chống thiên tai lụt bão, đồng thời chấn chỉnh kịp thời những cá nhân, đơn vị chưa phát huy hết tinh thần trách nhiệm, chưa làm tốt trách nhiệm được giao.

B. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Ban chỉ huy PCTT&TKCN phân công nhiệm vụ cụ thể các ban ngành và các thành viên như sau:

1. Ông Lê Văn Thức: Chủ tịch UBND xã, Trưởng BCH PCTT&TKCN, chỉ đạo chung trên địa bàn xã.

2. Ông Lê Thanh Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Trưởng ban trực PCTT&TKCN xã: Chỉ huy trực tiếp thôn Thanh Vân và tổ trực tại UBND xã khi xảy ra lụt bão.

3. Ông Huỳnh Tấn Phấn, Phó Chủ tịch UBND xã, Phó Trưởng ban PCTT&TKCN xã: Chỉ huy trực tiếp thôn Hộ khi xảy ra lụt bão.

4. Ông Nguyễn Văn Cường, Chỉ huy Phó BCH Quân sự xã theo dõi chỉ huy trực tiếp thôn Khe Sòng.

5. Ông Phan Thanh Hải, Trưởng Công an xã theo dõi chỉ chỉ huy trực tiếp thôn Buồng Tằm.

6. Ông Phan Thắng, Chủ tịch CCB xã, theo dõi chỉ huy trực tiếp thôn Hạ.

II. Phân công cán bộ phụ trách các thôn

-  Thôn Hạ: Phạm Thanh Nghĩa, Công chức ĐC-XD xã.

- Thôn Buồng Tằm: Ông Nguyễn Cửu Tuấn, CT Hội Nông dân.

- Thôn Hộ: Ông Nguyễn Văn Quốc, Bí thư Đoàn xã; Nguyễn Đình Phú, Phó CT UBMTTQVN xã.

-  Thôn Thanh Vân: Ông Hà Thúc Nhật, phụ trách NVH-Đài Truyền thanh; ông Hoàng Tuấn, Công chức Văn hoá - Xã hội.

- Thôn Khe Sòng: Ông Lê Hải Quân, Công chức Tư pháp Hộ tịch.

III. Tổ PCTT&TKCN của xã gồm các ông, bà sau:

1. Ông Lê Thanh Thuỷ                 : PCT. UBND,                Tổ Trưởng;

2. Ông Nguyễn Văn Cường           : Chỉ huy Phó QS,           Tổ phó trực;

3. Ông Phan Thanh Hải                 : Trưởng Công an xã,      Tổ phó;

4. Ông Nguyễn Hữu Thuận           : Văn phòng - Ủy ban,     Thành viên;

5. Ông Lê Xuân Hùng                   : Tư Pháp,                      Thành viên;

6. Ông Phạm Thanh Nghĩa            : Địa Chính,                    Thành viên;

7. Ông Lê Hải Quân                      : Tư Pháp,                      Thành viên;

8. Ông Hoàng Tuấn                      : VH-XH,                       Thành viên;

9. Ông Nguyễn Cửu Tuấn             : CT Hội Nông dân,        Thành viên;

10. Ông Phan Thắng                     : CT Hội CCB,               Thành viên;

11. Ông Nguyễn Văn Quốc           : Bí thư Đoàn xã,            Thành viên;

12. Ông Nguyễn Hữu Thọ             : Phó Công an xã,           Thành viên;

13. Ông Ngô Đức Quang              : Công an xã,                  Thành viên;

14. Ông Phan Văn An                   : Công an xã,                  Thành viên;

15. Ông Dương Văn Ngọc             : Công an xã,                  Thành viên;

16. Ông Mai Quang                      : Trung đội trưởng CĐ,   Thành viên;

17. Ông Hà Thúc Nhật                  : Đài truyền thanh,          Thành viên;

18. Ông Nguyễn Đình Phú            : PCT UBMTTQVN xã, Thành viên.

Giao trách nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó điều hành các thành viên trong tổ thực hiện nhiệm vụ trước trong thời gian xảy ra thiên tai, bão lụt.

IV. Phân công một số thành viên, ban, ngành có liên quan:

1. Kế toán NSX xã tham mưu cho BCH, PCTT&TKCN xã xây dựng kế hoạch kinh phí hoạt động và kinh phí mua sắm trang thiết bị, vật chất, lương thực, thực phẩm, vật tư nhiên liệu phục vụ công tác hậu cần.

2. Văn phòng UBND xã kiểm tra phương tiện theo phương án, mở sổ theo dõi giao nhận các trang thiết bị được cấp trên phân bổ.

3. Ban tiếp nhận hàng quà chịu trách nhiệm tiếp nhận hàng quà cứu trợ của các tổ chức, cá nhân và của cấp trên, tham mưu cho Đảng ủy - UBND xã trong công tác tiếp nhận và cấp phát hàng, quà cứu trợ kịp thời, đúng đối tượng. Thường xuyên phối hợp với các ban ngành liên quan, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn trong công tác bình chọn hộ ảnh hưởng thiệt hại và cấp phát hàng quà khách quan công bằng.

4. Trưởng trạm Y tế xây kế hoạch chuẩn bị đảm bảo đủ cơ số thuốc, phân công cán bộ về tại các thôn để kịp thời chữa bệnh cho nhân dân, sơ cấp cứu, hạn chế thiệt hại do dịch bệnh khi thiên tai lụt bão xảy ra. Kịp thời xử lý vệ sinh môi trường ở khu dân cư và các khu vực công cộng để giúp người dân ổn định đời sống.

5. Hiệu Trưởng trường TH&THCS, Trường Mầm Non: Chủ động xây dựng phương án PCTT&TKCN trình UBND xã theo dõi, đảm bảo an toàn tính mạng của học sinh, giáo viên và tài sản của nhà trường. Bố trí sẳn sàng các phòng học kiên cố đảm bảo giúp dân trú ẩn phòng tránh thiên tai, lụt bão khi có lệnh di dời dân khẩn cấp.

6. Các Trưởng thôn chủ động xây dựng và triển khai phương án PCTT&TKCN đến hộ gia đình; Phối hợp cán bộ phụ trách được phân công trực tiếp chỉ huy và thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai tại thôn, vận động nhân dân vùng thấp nhanh chóng di dời tài sản, lương thực, nông sản lên vùng cao trước khi lũ lụt xảy ra. Tổ chức huy động sử dụng lực lượng theo phương án, sẵn sàng cứu hộ giúp dân đối phó thiên tai. Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, phòng là chính, kiên quyết di tản, di dân và tài sản, lương thực ra khỏi vùng nguy hiểm trước khi xảy ra thiên tai bão lụt.

V. Tổ chức thực hiện

Đề nghị các cơ quan, đơn vị, các Trường, Trạm, Trưởng thôn và các đồng chí có liên quan trên cơ sở phương án của xã, khẩn trương xây dựng kế hoạch lập danh sách tổ trực, số điện thoại liên lạc thường trực của đơn vị mình và gửi UBND xã phê duyệt, tổ chức triển khai kế hoạch chậm nhất là sau 03 ngày kể từ khi UBND xã triển khai phương án.

 

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.539.567
Truy cập hiện tại 1.740