Tìm kiếm tin tức
KẾ HOẠCH Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023
Ngày cập nhật 13/02/2023

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày31/12/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Ủy ban nhân dân xã Dương Hòa xây dựng Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2023, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện của Cấp ủy,
chính quyền, các ban ngành trong công tác PCTN.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về công tác PCTN.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để tiếp tục lãnh đạo thực hiện các giải pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác PCTN trên địa bàn xã.

- Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực.

2. Yêu cầu

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về PCTN, các
Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, Thị ủy và Đảng ủy về PCTN.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTN, trong đó xác định phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng.

- Việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN gắn liền với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tích cực, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, tăng cường công khai, minh bạch trong các hoạt động để ngăn chặn có hiệu quả các hành vi tham nhũng, tiêu cực.

- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện tốt Luật PCTN; Chương trình hành động của Chính phủ, Tỉnh ủy, Thị ủy và Đảng ủy về PCTN.

II. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN

- Các cơ quan, đơn vị, ban ngành, đoàn thể xã nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PCTN; trong đó, tập trung tuyên truyền phổ biến Luật PCTN năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 21/02/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát tài sản; Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 04/8/2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị trong công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 16/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, tiêu cực; Kế hoạch số 27-KH/TU ngày 08/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

- Chủ động lựa chọn hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng và tình hình thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị đảm bảo hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Đồng thời, việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN phải gắn liền với việc thực hiện Kế hoạch số 20-KH/TU ngày 20/9/2021 của Tỉnh ủy thực hiện Kết luận số 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

2. Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng

a) Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch thông tin về tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình trừ nội dung thuộc bí mật Nhà nước, bí mật kinh doanh và nội dung khác theo quy định của pháp luật.

- Việc công khai phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, đầy đủ, kịp thời theo trình tự, thủ tục do cơ quan có thẩm quyền quy định và phù hợp với quy định của pháp luật. Nội dung công khai, minh bạch theo Điều 10 Luật PCTN năm 2018.

- Thực hiện rà soát, thay thế, sửa đổi, bổ sung các nội quy, quy chế của cơ quan đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn. Tăng cường trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo và công khai báo cáo về công tác PCTN theo quy định của pháp luật.

b) Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ đúng quy định của pháp luật. Chú trọng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Tăng cường tự kiểm tra việc xây dựng và thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ của các cơ quan, đơn vị. Người có hành vi vi phạm quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ phải bị xử lý và chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của Luật PCTN.

c) Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

- Tiếp tục thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26/CT-UBND ngày 25/12/2020 của UBND tỉnh về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động bộ máy Nhà nước trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 48/2018/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 và Quyết định số 22/2019/QĐ-UBND ngày 16/5/2019 của UBND tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 48/2018/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh; Thông tư số 01/2021/TT-TTCP quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân.

- Thực hiện nghiêm quy định về việc tặng quà và nhận quà tặng theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện kiểm soát xung đột lợi ích và khi phát hiện có xung đột lợi ích thì phải thông tin, báo cáo việc xử lý xung đột lợi ích và thực hiện nghiêm túc các biện pháp nhằm kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định của Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

d) Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

 - Các cơ quan, đơn vị, địa phương phải ban hành và công khai kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác. Việc chuyển đổi vị trí công tác phải bảo đảm khách quan, phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và theo quy định của Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

- Phòng Nội vụ có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

e) Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 29/CT-UBND ngày 27/12/2021 của UBND tỉnh về đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với chính quyền số, dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện xây dựng chính quyền số, chuyển đổi số theo Kế hoạch số 222/KH-UBND ngày 21/10/2020 của UBND tỉnh về triển khai chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025.

- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành và đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

- Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.

g) Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện nghiêm các quy định về kê
khai, công khai tài sản, thu nhập; tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra việc
kê khai, công khai tại đơn vị. Việc tổ chức kê khai tài sản, thu nhập và việc kê
khai của người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của
Luật PCTN; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về
kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị và Công văn số 1084-CV/TU ngày 31/5/2022 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về việc phối hợp kiểm soát tài sản, thu nhập.

3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu trong công tác PCTN

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN. Chủ động tự tổ chức kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, vụ án tham nhũng và trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp lãnh đạo, quản lý.

- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 27-KH/TU ngày 08/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện khuyến khích cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người lao động có ý thức tham gia phát hiện hành vi tham nhũng. Xây dựng biện pháp bảo vệ người phát hiện, tố cáo tham nhũng. Xử lý nghiêm mọi hành vi trù dập, trả thù người tố cáo tham nhũng hoặc lợi dụng tố cáo tham nhũng để gây mất đoàn kết nội bộ, vu khống, hãm hại người khác.

- Thực hiện việc xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định tại Điều 72, Điều 73 của Luật PCTN và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ.

4. Trách nhiệm của xã hội trong PCTN

- Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN; phản biện và giám sát việc thực hiện pháp luật về PCTN; tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.

5. Công tác kiểm tra và xử lý hành vi tham nhũng

a) Công tác kiểm tra gắn với công tác PCTN

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, việc thực hiện công tác kê khai, công khai tài sản, xác minh tài sản, thu nhập.

- Kiểm tra công vụ về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc. Nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

- Đẩy mạnh công tác kiểm tra, tự kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN, xác định nội dung trọng tâm, tập trung vào những lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh tiêu cực nhằm kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong triển khai thực hiện; xử lý hoặc kiến nghị xử lý theo thẩm quyền đối với tập thể, cá nhân có vi phạm.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể, Ban Thanh tra nhân dân trong công tác đấu tranh PCTN.

6. Đánh giá công tác PCTN

- Căn cứ Kế hoạch của Thanh tra thị xã để tổ chức thu thập thông tin, tài liệu, xây dựng Báo cáo đánh giá công tác PCTN năm 2023 của xã. Văn phòng - Thống kê xã tham mưu cho UBND xã triển khai thực hiện theo hướng dẫn của Thanh tra thị xã.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, các ban ngành, đoàn thể xã xây dựng Kế hoạch PCTN năm 2023 và tổ chức thực hiện. Nội dung kế hoạch phải bám sát kế hoạch xã, đề ra những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp sát với thực tế của tổ chức mình.

2. Văn phòng - Thống kê xã

- Tham mưu UBND xã xây dựng Kế hoạch hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân xây dựng kế hoạch PCTN năm 2023, kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch tổ chức việc kê khai, công khai tài sản thu nhập; kiến nghị của các cơ quan chức năng về xử lý kỷ luật hành chính đối với tổ chức và cá nhân có hành vi tham tham nhũng, tiêu cực.

- Định kỳ 6 tháng, năm tổng hợp báo cáo UBND xã kết quả thực hiện PCTN, báo cáo kết quả theo dõi, đôn đốc tình hình xử lý kỷ luật hành chính đối với tổ chức và cá nhân có hành vi tham tham nhũng, tiêu cực;

- Tham mưu UBND xã tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trong việc chấp hành chỉ đạo của UBND thị xã và xã về công tác cải cách hành chính.

- Tham mưu UBND xã tăng cường kiểm tra công vụ trong việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật hành chính, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức.

3. Công chức Tư pháp - Hộ tịch

- Tham mưu UBND xã tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về PCTN; Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN; Kế hoạch kiểm tra, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật về PCTN.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN vào các sự kiện, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động Ngày Pháp luật Việt Nam - 09/11 hàng năm.

4. Tài chính - Kế toán

- Tiếp tục nghiên cứu rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản về định mức, chế độ, tiêu chuẩn trong quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và tài sản công theo quy định.

- Hướng dẫn, đôn đốc các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định về định mức, chế độ, tiêu chuẩn, việc công khai trong lĩnh vực tài chính và tài sản công.

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về định mức, chế độ, tiêu chuẩn tại địa phương để kịp thời chấn chỉnh, kiến nghị xử lý đối với hành vi vi phạm.

5. Văn Hóa - Thông tin: Tiếp tục thông tin tuyên truyền pháp luật về PCTN trên các phương tiện thông tin đại chúng.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về PCTN; phản biện xã hội, kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật về PCTN; kiến nghị việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng;

- Vân động nhân dân tham gia tích cực vào việc phát hiện, phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng;

- Tăng cường giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCTN.

Uỷ ban nhân dân xã yêu cầu các các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch này

Tập tin đính kèm:
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.534.405
Truy cập hiện tại 3.786